Cảm nghỉ của em về bài thơ tiểu đội xe không kính kính
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều nhà văn, nhà thơ với những hình ảnh khác nhau về người lính. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.
Bài thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.
Trong bài thơ, tác giả đã vẽ nên một hình ảnh rất gần gũi và gắn bó với người lính, đó chinh là những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này không còn bình thường mà đặc biệt ở chỗ chúng là những chiếc xe không kính. Vì xe không có kính nên:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái…
… Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
Ởđây tác giả đã tả rất thực về những cái thiếu của chiếc xe nên đã tạo nên hình ảnh rất đặc biệt về chiếc xe không kính trần trụi, dị dạng và nó gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Qua những sự thiếu thốn đó, tác giả còn muốn nói lên với chúng ta về sự ác liệt của chiến tranh.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Nhưng cuối cùng từ trong hình ảnh chiếc xe không kính ta thấy hiện lên hình ảnh người lính lái xe:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Có thể nói đây là một khám phá rất thú vị về người lính Trường Sơn. Người lính lái xe được so sánh như trái tim, và trái tim này chứa đầy nhiệt huyết, chứa đầy tinh thần chiến đấu. Những người lính lái xe đã điều khiển những chiếc xe thiếu nhiều thứ, chứng tỏ họ là những con người rất dũng cảm, dám đón nhận những nguy hiểm từ chiếc xe đem lại và đặc biệt là của chiến tranh:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng…
… Bụi phun tóc trắng như người già…
…Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
Những khó khăn gian khổ đang thử thách người lính Trường Sơn nhưng họ đều vượt qua vì trong họ luôn có một tình yêu nước nồng nhiệt. Không chỉ thế, để vượt qua những khó khăn thì họ luôn lạc quan và rất tự tin:
“Ung dung buồng lái ta ngồi”
“Không có kính, ừ thì có bụi”
“Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
“Không có kính, ừ thì ướt áo”
Những câu trả lời của họ trước sự thiếu thốn về vật chất xem ra rất bình thường. Họ luôn trả lời “ừ thì” thể hiện họ luôn lạc quan, luôn chấp nhận mọi khó khăn thử thách dù chúng rất nguy hiểm. Nhưng chêt chỉ lạc quan mà dù trong kháng chiến luôn phải đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn là những người lính trẻ trung rất vui nhộn:
“Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”
Nguy hiểm luôn sát bên họ nhưng họ vẫn châm điếu thuốc, cười ha ha. Qua đó ta thấy họ là những người hiên ngang, thấy được sự sôi nổi của người lính trẻ. Điều cuốicùng trong bài mà tác giả nói đến là tình đồng đội gắn bó, thân thiết của họ:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thèm”.
Không phải là những người thân nhưng họ lại là những người đồng đội cùng chiến đấu với nhau vì vậy họ cùng là một gia đình lớn. Và trong đại gia đình đó họ luôn gắn bó, thương yêu nhau.
Về nghệ thuật trong bài thơ, tác giả đã lấy chất liệu là hiện thực như xe không kính, không đèn… để thuyết phục người đọc. Ngoài ra tác giả còn chú trọng miêu tả hình ảnh đặc biệt của chiếc xe không kính, từ đó khắc hoạ hình ảnh người lính sôi nổi, trẻ trung, ngang tàng và dũng cảm. Ngôn ngữ bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, ngang tàng, rắn rỏi, nhưng vẫn lãng mạn. Giọng điệu theo lối thơ tự do, lại gần với văn xuôi.
Qua tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” ta thấy được hình ảnh của người lính hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, có ý chí.
Phạm Tiến Duật là cây bút tiêu biểu của nên thơ ca HĐ VN trong thời kì kháng chiếng chống Mĩ . Thơ ông có giọng điệu tự nhiên tươi trẻ tinh nghịch mà sâu sắc . Đb “ BTVTDXKK” được sáng tác năm 1969 và đưa vào tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” . Bt làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe tuyền tuyến đường TS trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước
Qua bt tác giả làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính qua đó cho thấy hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của người lính trên tuyến đường Trường Sơn . Họ chiến đấu làm chủ những chiếc xe vì bom đạn đã trở nên méo mó, hư hỏng .
“Không có kính … vỡ đi rồi ”
Giọng điệu thơ ngang tang hình ảnh thơ độc đáo . Điệp ngữ “ không , bom ” được nhắc lại nhiều lần kết hợp các động từ mạnh “ Giật , rung , vỡ ” à Đây không phải là những chiếc xe bình thường mà là những chiếc xe đã đi qua bom đạn chiến tranh vác liệt “ Vỡ kính , không đèn , không mui , thùng xe bị xước ”
“ Không có kính … có xước ”
Mặc dù nó trở nên méo mó những vẫn ngày đêm vượt qua chiến trường , một hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng khó khăn của những người lính lái xe TS . Đó cũng là phông nền làm nổi bật vẻ đẹp và phong cảnh người lính
Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe TS với vẻ đẹp tâm hồn đáng quý . Đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp mọi khó khăn gian khổ tư thế ung dung hiên ngang , bình tỉnh làm chủ của người lính
“ Ung dung …. nhìn thẳng ”
Với cách nói ngắt nhịp 2/2/2 . NT đảo ngữ , từ láy “ Ung dung ” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh tư thế làm chủ của người lính tạo cho câu thơ cân đối nhịp nhàng đính đạc đoàng hoàng của người lính lái xe
Điệp ngữ “ nhìn ” , NT liệt kê nói lên sự tập trung cao độ của người lính . Nhìn đất để lái xe cho an toàn , nhìn trời để cảnh giác với đạn pháo của máy bay Mĩ . Nhìn thẳng là cái nhìn nghề nghiệp của người lính lái xe là không né tránh khó khăn à bản lĩnh vững vàng tiến thẳng về phía trước của họ . Họ bình thản cảm nhận những cảm giác đọc đáo khác lạ
“ Nhìn thấy gió …. buồng lái ”
Biện pháp nhân hóa “ gió xoa mắt đắng ” , hình ảnh ẩn dụ “ chạy thẳng vào tim ” , điệp ngữ “ thấy ” những cảm giác khác lạ của người lính . Họ cảm giác xoa dịu đôi mắt đắng , cay cộm vì bụi vì thiếu ngủ trước những đêm hành quân . Họ cảm nhận được cả bầu trời mặt đất và những cánh chim “ Như xa … buồng lái ” . Những tấm kính vỡ rồi là cơ hội để những người lính giao hòa với TN , với niềm vui phơi phới của một tâm hồn nhạy cảm hết sức trẻ trung yêu đời của những người lính . Tất cả toát lên vẻ đẹp của tư thế ung dung hiên ngang tinh thần bất khuất của những người lính lái xe
Tinh thần chiến đấu dủng cảm lạc quan bất chấp mọi khó khăn
“ Không có kính … cười haha ”
Hình ảnh MT chân thực với phép so sánh thể hiện thái độ ngang tang cứng cỏi đầy thách thức . Cái lấm cái bụi làm các anh khó chịu mà là cái cớ để các anh cười vui . Cười “ haha ” là tiếng cười thể hiện sự lạc quan đáng khâm phục . Tiếng cười vượt lên 1 cách ngạo nghễ . Câu thơ như 1 khúc nhạc sôi nổi của tuổi 18-20 với hình ảnh trẻ trung rất lính “ Phì phèo châm điếu thuốc ” tiếng cười của họ làm náo nức cả TS khói lửa như át đi tiếng bom rơi đạn nổ “ Tiếng hát át tiếng bom ” khiến ta có cảm giác họ đi vào chiến tranh sinh tử mà như đi vào ngày hội đánh Mĩ .Như đã hiểu được tình cảm sâu xa của thế hệ trẻ VN trên tuyến đường TS . Đó chính là thế hệ :
“ Xé dọc TS đi cướu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai ”
Ta thật khâm phục họ biết bao
“ Không có kính … khô mau thôi ”
Giọng điệu thơ ngang tang tinh nghịch , cách lặp từ “ chưa cần ” à thái độ coi thường khó khăn gian khổ : “ gió , mưa , bụi ” không làm nhụt chí không ngăn được các bước tiến lên của các anh mà là cơ hội để người lính bộc lloj vẻ đẹp tâm hoonfngaoj nghể , ngang tangf vượt lên mọi khó khăn gian khổ nguy hiểm với tâm trạng lạc qua vui vẻ “ Đường ra trận mùa nay đẹp lắm ”
Những người lính vượt qua khó khăn không chỉ bằng sức mạnh của long yêu nước tinh thần lạc quan dủng cảm mà còn bằng sức mạnh của tình đồng chí đồng đội keo sơn gắng bó
“ Những chiếc xe … vỡ rồi ”
Cái bắt tay chưa chan tình đồng chí đồng đội bắt tay nhau chuyền cho nhau sức mạnh niềm tin của lời hứa hẹn ngày chiến thắng . Ta bắt gặp cái bắt tay của người lính trong bài ĐC
“ Thương nhau .. bàn tay ”
Tình đồng chí của họ được tiếp nối bởi truyền thống của thế hệ cha ông thời kháng chiếng chống pháp
“ Lớp cha trước lớp con sau
Thành người đ/c chung câu quân hành ”
Tình đồng chí được tạo nên trong gian khó hiểm nguy , trước những đoạn đường gian lao sau những chặng đường hành quân vất vả nên càng thiêng liêng
“ Bếp … thêm ”
Khái niệm gia đình rất đơn giản chỉ một bữa cơm cũng nên tình đồng đội “ Chung … đấy ” những người lính xích lại gần nhau hơn trước những cái chung bát đủa , chung hoàn cảnh , vì thế tình đồng chí càng trở lên thân thiết . Từ láy “ chông chênh ” gợi gian khó khẳng định ý chí nghị lực vượt lên tất cả
Điêp ngữ “ lại đi ” khẳng định 1 khí thế ý chí quyết tâm họ tiến về phía trước đẩy lùi lại phía sau những gian khổ khốc liệt . Họ đi bằng niềm tin và tương lai tươi sáng đi trước mua bom bảo đạn mà vẫn thấy màu xanh của sự sống ngời lên phía trước . Đó là, Niềm tin niềm lạc quan của người lính họ đi vào chiến trường với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ” . Sẵn sàng hi sinh cho đất nước .
Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh thêm ” tượng trưng cho niềm tin chiến thắng của dân tộc . Tình đoàn kết của người lính TS củng được thể hiện mộc mạc , tha thiết qua hình ảnh
“ Anh tin vào tiếng hát vượt gian lao
Những năm tháng TS bạn bè trong trẻo quá ”
“ Không có kính … miền Nam ”
Điệp ngữ “ Không ” được nhắc lại 3 lần và sự đối lập giữa 1 cái không và 1 cái có à hoàn thiện bước chân dung tuyệt vời của người lính lái xe . Những chiếc xe méo mó đầy thương tích nhưng người lính lái xẹ lại kiên cường đến phi thường . Những từ ngữ kđ “ Xe vẫn chạy … tim ”cội nguồn sức mạnh của toàn đoàn xe là gốc rễ phẩm chất anh hung của những người lính lái xe không chỉ chạy bằng nguyên liệu thông thường mà còn bằng máu của những người lính lái xe đọng lại ở những trái tim gan góc bản lĩnh
Trái tim là hình ảnh hoán dụ trái tim ấy có long yêu nước cháy bỏng có long căm thù giặc sâu sắc , có khát vọng giải phóng miền nam . Trái tim kiêng cường , dủng cảm , lạc quan , yêu đời . Trái tim của những người lính , trái tim biết yêu thương đồng chí đồng đội , trái tim của những người lính làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng . Ta bắt gặp ý chí của người lính lái xe trong 1 tập thơ khác
“ X e ta thêm 1 vòng quay
Miền Nam bớt 1 ngày đau thương ”
Với thể thơ tự do , giọng điệu sôi nổi trẻ trung , đậm chất lính . Hình ảnh thơ độc đáo chân thực tác giả sử dụng t/c các BPTT ẩn dụ , hoán dụ , liệt kê , điệp ngữ , hình ảnh thơ đối lập .Bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe TS và những phẩm chất tốt đẹp của họ
“ BTVTĐXKK ” là bài thơ hay đã làm nổi bật những hình ảnh người lính lái xe là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ với tình yêu tổ quốc ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam. Từ đó, chúng ta biết ơn tự hào khâm phục 1 thế hệ cha anh đã hi sinh để chúng ta được sống hạnh phúc như ngày hôm nay.