a. Tại sao nói đô thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân theo hướng tích cực hơn?
b. Nêu những thách thức của vấn đề tài nguyên và môi trường mà các nước đang phát triển phải đối mặt.
a. Tại sao nói đô thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân theo hướng tích cự
Share
a. Tại sao nói đô thị hóa có tác động tích cực làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh tử và hôn nhân theo hướng tích cực hơn?
Đô thị hóa làm thay đổi phân bố dân cư, lao động: các đô thị ngày càng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao vai trò kinh tế – xã hội, là địa bàn thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã góp phần thu hút dân cư và lao động, xu hướng là tỉ lệ dân thành thị càng tăng, lao động trong khu vực II và kv II tăng, xuất hiện càng nhiều các đô thị lớn, cực lớn.
Sự phân bố dân cư ngay trong các đô thị cũng có những thay đổi, trước đây dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở trung tâm, ngày nay những thay đổi trong quy hoạch đô thị cùng với sự phát triển mạnh của giao thông đô thị đã xuất hiện các khu dân cư ở ngoại ô nhằm giảm thiểu tác động do sức ép của dân cư lên cơ sở vật chất đô thị và môi trường đô thị.
Đô thị hóa cũng làm thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân theo hướng tích cực: Tuổi kết hôn muộn hơn, thu hẹp độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ, làm giảm tỷ suất sinh đẻ của dân số, chất lượng cuộc sống gia tăng, phúc lợi xã hội được cải thiện nên cũng sẽ làm cho tỉ lệ tử giảm đáng kể.
b. Nêu những thách thức của vấn đề tài nguyên và môi trường mà các nước đang phát triển phải đối mặt.
Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt do tình trạng chậm phát triển về kinh tế, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nợ nước ngoài, chiến tranh, sức ép của gia tăng dân số.
Nhiều công ty tư bản ở các nước phát triển chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển làm cho vấn đề môi trưởng thêm phức tạp.
a) Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là “sự bành trướng đô thị” (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.