Câu thơ rồi hóng mát thuở ngày hè thấy tác giả đón nhận bức tranh cảnh ngày hè trong hoàn cảnh nào
Hoàn cảnh này đem lại cho nhân vật chữ trữ tình tâm thế gì
Câu thơ rồi hóng mát thuở ngày hè thấy tác giả đón nhận bức tranh cảnh ngày hè trong hoàn cảnh nào Hoàn cảnh này đem lại cho nhân vật chữ trữ tình tâ
Share
Câu thơ rồi hóng mát thuở ngày hè thấy tác giả đón nhận bức tranh cảnh ngày hè trong hoàn cảnh nào:
Nhàn rỗi, thư thái, trong trạng thái nghỉ ngơi
Vào một buổi chiều muộn khi vạn vật đang dần chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi để kết thúc một ngày.
Hoàn cảnh chiều hôm đem đến cho nhân vật trữ tình tâm thế thư nhàn để thưởng thức cảnh vật cùng sự đổi thay, dịch chuyển của chúng.
Muốn hiểu được đại thi hào của dân tộc, tác giả Nguyễn Trãi – nếu ta chỉ đọc Bình Ngô đại cáo, Thư dụ Vương Thông lần nữa… Dường như ta chỉ thấy ở tác giả là một bậc quân sự; một nhà chính trị kiệt xuất trên vũ đài chính trị. Còn để có cái nhìn toàn diện về người anh hùng; có lẽ ta phải đặt con người ấy vào nhịp sống, nhịp đập của cuộc sống đời thường, trong tứ thơ muôn hình muôn vẻ của ông. Sau mỗi một tác phẩm, ta đều có thể khám phá được tâm hồn của nhà thơ. Thật vậy, “đọc một câu thơ hay, nghĩa là ta đã bắt gặp một tâm hồn con người”. Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc “tấm lòng sáng tựa sao Khuê”. Dù sống ở bất kì hoàn cảnh nào đi chăng nữa ông vẫn luôn hướng về dân, về nước. Tác phẩm Cảnh ngày hè chính là sự kết tinh của tâm hồn để tạo thành một tác phẩm sâu sắc, lay động lòng người.
Vậy “đọc” là gì? Đọc có nghĩa là tìm hiểu, suy ngẫm. “Câu thơ hay” là câu thơ có giá trị nội dung mới mẻ mà sâu sắc. “Bắt gặp” là phát hiện, có sự đồng cảm, “tâm hồn” là tinh thần. Khi tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy con người bên trong, tinh thần của nhà thơ.
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
Bài thơ được sáng tác lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn, tạm xa lánh chốn kinh kì tấp nập ngựa xe để về với thiên nhiên, bầu bạn với chim muông cây cỏ, hoa cỏ trữ tình. Nếu tuân theo nguyên lí: “Thi trung hữu họa” người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận thi phẩm như một bức tranh. Một bức tranh bằng ngôn từ, nghiêng về gam màu nóng, phân theo lối hội họa.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước hết là ở tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, trìu mến:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về thời gian, tâm trạng của tác giả. Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng vì đây là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng tác giả đã lược đi một chữ, thể hiện sự phá cách mới mẻ của văn học nước ta thời ấy, góp phần Việt hóa thơ Đường luật:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường.
Từ “rồi”được đặt ở đầu câu tách ra thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. “Rồi” là từ cổ nghĩa là rỗi rãi, nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời của Nguyễn Trãi không mấy lúc được thảnh thơi. Đây chính là lúc ông được sống ung dung, thỏa ước nguyện mà ông hằng mong ước. “Ngày trường” là ngày dài, đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi; thấy ngày dường như dài ra vô tận. Hai chữ “ngày trường’’ cho thấy nỗi chán chường vô vị. Với một con người đang nặng trĩu nỗi niềm lo cho dân, cho nước mà phải lui về ở ẩn thì cảm giác ấy rõ hơn bao giờ hết. Ông rơi vào cảnh “thân nhàn mà tâm không nhàn”. Đằng sau câu thơ như nụ cười chua chát của ông trong hoàn cảnh trớ trêu ấy. Nhịp thơ lạ lùng 1/2/3 chậm rãi kéo dài kết hợp với thanh bằng ở cuối câu gợi tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Hơi thơ như tiếng thở dài của thi nhân trước hoàn cảnh “ăn không ngồi rồi” bất đắc dĩ. Có thể nói nhà thơ thể hiện việc hóng mát mà không thấy tâm hồn nhàn tản, cũng chẳng hề thư thái. Phải chăng đó là khởi nguồn của nỗi bực dọc?
Thiên thiên đã trở nên mãnh liệt, đầy sức sống dưới con mắt của nhà thơ. Thế nhưng những tâm tư đã được nén lại khi nhà thơ thả hồn mình vào thiên nhiên:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Nếu như trong thơ văn trung đại, cảnh ngày hè thường gây cảm giác khó chịu:
Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.
Hay:
Ai xui con cuốc gọi vào hè
Cái nóng nung người, nóng nóng ghê.