đọc đoạn trích
“Bên kia những hàng cây bằng lăng,tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt,mặt sông như rộng thêm ra.Vòm trời cũng như cao hơn.Những cơn nắng sớm dần dần di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông,và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông hồng lúc này đang nhô ra phía trước khuôn cửa sổ gian gác nhà nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non những màu sắc thân thuộc quá như da thịt,hơi thở của đất màu mỡ.suốt đời nhĩ đã đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất,đây là một chân trời gần gũi,mà xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông hồng ngay trước cửa nhà mình”.
1.trong đoạn văn trên,câu nào là câu chủ đề?cho biết đoạn văn được viết theo kiểu câu lập luận nào ?
2. nơi nào được nhân vật Nhĩ cho là ” đây là một chân trời gần gửi mà lại xa lắc “?
3. em hãy rút ra ý nghĩa triết lí mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm qua nhân vật này ?
đọc đoạn trích “Bên kia những hàng cây bằng lăng,tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt,mặt sông như rộng thêm ra.Vòm trời cũng
Share
Câu 1:
– Câu chủ đề trong đoạn trích trên là: “Suốt đời nhĩ đã đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi,mà xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông hồng ngay trước cửa nhà mình”.
– Kiểu lập luận quy nạp vì câu chủ đề ở cuối đoạn trích
Câu 2:
Nơi mà nhân vật Nhĩ cho là “đây là một chân trời gần gửi mà lại xa lắc ” là bờ bên kia sông Hồng cmar tưởng như ngay trước cửa nhà mình nhưng thực chất lại rất xa xôi.
Câu 3: Triết lý mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua nhân vật Nhĩ là: sự trân trọng những giá trị bền vững lâu dài, bình dị và sâu xa của cuộc sống- những giá trị mà thường bị con người chúng ta lúc trẻ lãng quên, nhất là khi những ham muốn xa vời thôi thúc con người ta tìm đến. Sự nhận thức được những giá trị bền vững của con người chỉ đến khi con người ta đã đến giai đoạn trưởng thành thực sự, và sự nhận thức ấy thường đi kèm với những nỗi ân hận xót xa về thời gian đã trôi qua.
Chúc bạn học tốt^^
Câu 1:
– Câu chủ đề :”Suốt đời nhĩ đã đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi,mà xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông hồng ngay trước cửa nhà mình”.
– Kiểu lập luận :quy nạp (câu chủ đề ở cuối đoạn)
Câu 2:
Là bờ bên kia sông Hồng
Câu 3: Triết lý mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua nhân vật Nhĩ là:HÃy biết trân trọng những gì mình đang có vì chỉ khi đi qua rồi ta mới thật sự cảm thấy hối hận.