Hãy giúp tôi lập dàn ý về bài Sơn Tinh Thủy Tinh dc ko ạ với soạn bài Sự tích về Cồn Tàu đi ạ
1. Mở Bài
– Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ, những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá.
– Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.
2. Thân Bài
– Vua Hùng Vương thứ 18 kén rể cho Mị Nương, có hai chàng trai tài giỏi đến cầu hôn, cả hai ngang tài ngang sức => Vua Hùng khó chọn lựa, bèn đưa ra sính lễ thách cưới để thử thách.
– Sính lễ “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” => đều là những vật ở trên cạn, vua Hùng có vẻ ưu ái và hài lòng với Sơn Tinh hơn, ngược lại gây khó dễ cho Thủy Tinh.
– Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ => Nổi giận, đuổi đánh Sơn Tinh.
– Cuộc chiến của hai vị thần:
+ Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm ngập lụt khắp nơi, dân chúng lầm than
+ Sơn Tinh dời núi, bốc đồi, đắp thành lũy ngăn nước, nước dâng cao bao nhiêu Sơn Tinh nâng núi cao bấy nhiêu.
=> Sau nhiều tháng chiến đấu vì sự ích kỷ và hiếu thắng, Thủy Tinh kiệt sức, nản lòng, bỏ về nhưng vẫn ghi thù.
– Hàng năm vẫn gây thiên tai, bão lũ để đánh Sơn Tinh, nhưng không được mấy thắng lại thua cuộc bỏ về.
3. Kết Bài
– Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo.
– Hình tượng hóa nhân vật, đại diện cho sức mạnh con người và thiên nhiên
– Khao khát, niềm tin chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta.
1. Mở Bài
– Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ, những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá.
– Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.
2. Thân Bài
– Vua Hùng Vương thứ 18 kén rể cho Mị Nương, có hai chàng trai tài giỏi đến cầu hôn, cả hai ngang tài ngang sức => Vua Hùng khó chọn lựa, bèn đưa ra sính lễ thách cưới để thử thách.
– Sính lễ “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” => đều là những vật ở trên cạn, vua Hùng có vẻ ưu ái và hài lòng với Sơn Tinh hơn, ngược lại gây khó dễ cho Thủy Tinh.
– Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ => Nổi giận, đuổi đánh Sơn Tinh.
– Cuộc chiến của hai vị thần:
+ Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm ngập lụt khắp nơi, dân chúng lầm than
+ Sơn Tinh dời núi, bốc đồi, đắp thành lũy ngăn nước, nước dâng cao bao nhiêu Sơn Tinh nâng núi cao bấy nhiêu.
=> Sau nhiều tháng chiến đấu vì sự ích kỷ và hiếu thắng, Thủy Tinh kiệt sức, nản lòng, bỏ về nhưng vẫn ghi thù.
– Hàng năm vẫn gây thiên tai, bão lũ để đánh Sơn Tinh, nhưng không được mấy thắng lại thua cuộc bỏ về.
3. Kết Bài
– Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ly kỳ hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo.
– Hình tượng hóa nhân vật, đại diện cho sức mạnh con người và thiên nhiên
– Khao khát, niềm tin chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta.
1. Phần Mở bài
– Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
– Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
– Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
– Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
– Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
– Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
– Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
– Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
– Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:
– Một trăm ván cơm nếp
– Một trăm nẹp bánh chưng
– Một đôi voi chín ngà
– Một đôi gà chín cựa
– Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
– Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
– Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
– Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết hài
Kể lại chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh
– Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
– Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
– Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.