Kể về thầy cô hay quan tâm em em trong học tập
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.
Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.
Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.
Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép. Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi ít khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.
Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.
Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.
Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:
“Hãy nhìn đi em – con đường phía trước
Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.
Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài
Chỉ mong sao
Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.
Em vững vàng, vấp ngã – biết đứng dậy,
Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin
Đó là câu nói em không bao giờ quên. Em rất yêu thầy của em.
Cuộc đời học trò cùa tôi có hai thầy tôi yêu quý.
Thầy Hưng, một ông thầy tính tình điềm đạm và hiền từ. Thầy không đánh đứa nào và cũng không hề nặng lời với ai. Không hiểu thầy buồn cái nỗi gì mà đêm nào cùng gõ mõ tụng kinh. Cũng mang giày, nhưng mỗi lần vào lớp, chân thầy bước nhẹ nhàng, không một tiếng động.
Có những lời thầy dạy ngoài bài vở nhưng lại là những lời khai hóa cho sự hiểu biết của chúng tôi. Thầy nói:
Nước Pháp là mẫu quốc, nói vậy thôi, chớ họ có đẻ ra mình được đâu? Người cộng sản là người yêu nước chống lại Pháp để giành lại đất nước.
Thầy nói vậy rồi nhìn cả lớp với đôi mắt buồn rầu, không nói gì thêm và cũng không bao giờ nhắc lại.
Thế là từ đó tôi hiểu. Sự hiểu biết ban đầu như một hạt giống gieo xuống, nảy mầm, thành gốc, thành rể, sâu xa trong trí não. Tôi cảm ơn thầy biết bao.
Người thầy thứ hai là thầy giáo Ngọc. Hai thầy tánh nết trái hẳn nhau Thầy Ngọc chừng ba mươi tuổi, vừa cao lại vừa gầy, hai tay dài lõng thõng, đeo kính cận, lúc nào cũng vui nhộn. Chuyện gì thầy cũng cười được. Cái nụ cười của thầy rất lạ, khi thầy cười, mọi người đều muốn cười theo. Gặp mặt thầy, chưa cần thầy nói gì cũng đã thấy vui rồi. Mỗi chiều sau giờ học, cùng với cây đàn băng-giô, thầy ngồi tréo chân lên bàn, vừa dàn vừa dạy chúng tôi hát…
Tiếng hát đồng ca trong trẻo của đám học trò cùng với tiếng đàn băng-giô của thầy đã khuấy động phần nào không khí trầm lặng cửa cái thị trấn hẻo lánh này. Và những bài hát mà thầy đã dạy cho chúng tôi như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng, Xếp bứt nghiên, Kinh cầu nguyện,… đã khuấy động lên trong tâm hồn chúng tôi tình non nước.
( có thể dựa vào lm theo cách của bạn nha^^])