Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Phân tích 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Bạn tham khảo nhé 1. Mở bài - Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu - Đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Khái quát nội dung đoạn trích 2. Thân bài a. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại vRead more
Bạn tham khảo nhé
1. Mở bài
– Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu
– Đôi nét về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
– Khái quát nội dung đoạn trích
2. Thân bài
a. Phần lung khởi: khái quát bối cảnh thời đại và lời khẳng định sự bất tử của người nông dân nghĩa sĩ
+ “Hỡi ôi!”: Câu cảm thán thể hiện niềm tiếc thương chân thành, thiết tha, thương tiếc
+ “Súng giặc đất rền”: sự tàn phá nặng nề, giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân
+ “Lòng dân trời tỏ”: đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước ➨ Trời chứng giám
– Nghệ thuật đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao.
b. Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
* Nguồn gốc xuất thân
– Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)
+ “cui cút làm ăn”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa
– Nghệ thuật tương phản “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết.
* Lòng yêu nước nồng nàn
– Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ
– Thái độ đối với giặc: căm ghét, căm thù đến tột độ
– Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ➨ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
* Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
– Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử.
– Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”
– “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.
c. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ
Bài viết tham khảo
Có thể nhận định rằng, tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một bức tượng đài nghệ thuật về những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. Đặc biệt chúng ta cảm nhận được rõ nhất vẻ đẹp của những người nông dân đó trong 15 câu thơ đầu.
Mở đầu bài thơ là tiếng than “Hỡi ơi!”, đó chính là tiếng khóc cất lên giữa đất trời, khóc cho linh hồn của những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, sống anh dũng, chết vẻ vang. “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”, câu thơ thứ nhất này tuy ngắn gọn nhưng đã khái quát được hoàn cảnh lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ: Giặc xâm lược có vũ khí hiện đại, công phá dữ dội, súng nổ rền vang cả mặt đất. Còn ta chỉ có tấm lòng và ý chí quyết tâm giữ nước của nhân dân. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã đánh giá người nghĩa sĩ nông dân qua hai gia đoạn cuộc đời của họ: mười năm có công vỡ ruộn chưa chắc đã nổi danh, nhưng chỉ sau một trận đánh tây, tuy phải hi sinh nhưng tiếng tăm vang như mõ.
Tiếp theo, hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân đã được thể hiện qua hồi ức của nhà thơ. Họ vốn xuất thân là những người nông dân lam lũ, “Cui cút làm ăn, lo toan nghèo khó”, có thể thấy tác giả Đồ Chiểu rất thương mến đối với kiếp người nhỏ nhoi, cùng khổ ấy, dù họ có cui cút, cặm cụi làm ăn nhưng vẫn đói nghèo. Rồi họ là những người thuần nông, chất phác, ngoài những việc đồng áng, họ chẳng biết đến việc gì khác “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ” không gian sinh hoạt và làm việc của họ chỉ thu gọn lại trong ngôi làng, quẩn quanh và bé nhỏ. Những công việc “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy”, bao nhiêu công việc luôn chân tay và họ đã quen hàng ngày, còn những chuyện “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” lại chưa từng biết đến. Nhà thơ đã nhấn mạnh đến bản chất của những người nông dân nghèo khổ, họ không hề biết tới việc quân việc lính hay chiến trận đao binh, họ chỉ cố gắng lo cho khỏi đói khổ, rách rưới.
Thế rồi giặc tới, suốt ba năm chịu khổ, họ đã đứng lên, trở thành những anh hùng nghĩa sĩ cứu nước, “Tiếng phong hạc” thể hiện cho sự hoảng loạn trước tấn công của kẻ thù, vua và quan quân triều đình e sợ, người nông dân chịu cảnh khổ, chỉ biết “phập phồng” trông chờ vào bậc quan quân của mình. Thế nhưng trông chờ trong mỏi mòn, lòng căm thù bọn giặc cướp nước đã rực lửa, hừng hực trong con người họ. Lúc đầu họ chỉ căm ghét chúng như loài dị tộc tanh hôi “mùi tinh chiên vấy vá” , ghét chúng như người nông dân “ghét cỏ” trên ruộng lúa của mình.
Nhưng rồi cứ thế ngày ngày giặc thù hiện ra ngang nhiên như đâm vào mắt “bòng bong che”, người nông dân lúc ấy chỉ còn thấy nhức nhối và gay gắt, căm thù mãnh liệt “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”. Tuy nhiên, sự căm thù đẩy lên đến đỉnh điểm khi nhắm tới một điều hết sức cao cả, thiêng liêng, đó là sự tự do và thống nhất của dân tộc, trách nhiệm trước công lí, chính nghĩa. Sự giả dối, mặt nạ nhân dạo “khai hóa”, “truyền đạo” của thực dân Pháp đã bị vạch trần, dã tâm của chúng đã được phơi bày. Từ đó người nông dân đã tự nguyện ra đánh giặc, và họ đã trở thành nghĩa sĩ:
“Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng ai thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
Câu thơ thể hiện khí thế hào sảng và hăm hở, dũng mãnh của người dân binh mộ nghĩa. Một lần nữa, nhà thơ lại nhắc lại tới nguồn gốc của họ, họ là người “dân ấp dân lân”, bước vào chiến đấu nhưng không được tập luyện hay chuẩn bị gì cả, những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật tác chiến cũng không hay biết “Mười tám ban võ nghệ , nào đợi tập rèn”, “Chín chục binh thư không chờ bày bố”. Tuy họ không có kĩ thuật, không có võ nghệ và không được tập dượt nhưng họ lại rất chủ động “không chờ”, “không nài” mà đánh giặc, tự trang bị cho mình một cách thô sơ nhất “manh áo vải”, vũ khí là “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”. Hai câu thơ 14 và 15 đã thể hiện một cách rất sống động và chân thực hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong giây phút công dồn:
“Chỉ nhọc quan quản trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không…
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”
Câu văn với nhiều động từ, giới từ, đã tạo nên một không khí hết sức căng thẳng, quyết liệt, người nghĩa sĩ lao trong mưa đạn của kẻ thù như con cuồng phong bão táp, coi thường súng đạn tối tân, sát thương mạnh của kẻ thù. Họ xông xáo và lập nhiều chiến công vang dội.
Như vậy, qua 15 câu thơ đầu trong bài văn, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một hình tượng người nghĩa sĩ lam lũ mà cao đẹp, chân chất và vĩ đại. Đại diện cho hình tượng người nông dân trong lịch sử văn học yêu nước của Việt Nam.
See lessBà Tư có một khu đất hình vuông có cạnh 13m. Bà rào bằng 5 đường kẽm gai. Nếu bà mua một cuộn kẽm gai dài 400m thì còn thừa bao nhiêu mét, biết rằng b
Đáp án: $150$ Giải thích các bước giải: Chu vi miếng đất hình vuông là: $$13\times 4=52(m)$$ Vì bà Tư chừa $2m$ làm cổng nên số mét của một đường kẽm gai cần để rào hết miếng đất là: $$52-2=50(m)$$ Tổng sRead more
Đáp án: $150$
Giải thích các bước giải:
Chu vi miếng đất hình vuông là:
$$13\times 4=52(m)$$
Vì bà Tư chừa $2m$ làm cổng nên số mét của một đường kẽm gai cần để rào hết miếng đất là:
$$52-2=50(m)$$
Tổng số mét kẽm gai bà cần để rào hết miếng đất đó là:
$$50\times 5=250(m)$$
Bà còn thừa số mét kẽm gai là:
$$400-250=150(m)$$
See lessViết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề ‘Lão Hạc là người hiền lành, nhân hậu và giàu lòng yêu thương’ . Trong đó có m
EM THAM KHẢO NHÉ ❤ Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần nhưRead more
EM THAM KHẢO NHÉ ❤
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
See lessMột đội công nhân sửa 1 quãng đường trong ba ngày. Trung bình mỗi ngày sửa được 32m.Ngày đầu sửa được 31,6 m. Ngày sau sửa ít hơn ngày đầu 2,7 m hỏi n
Đáp án:35,5 m Giải thích các bước giải: Số mét đường ngày sau sửa được là: 31,6 - 2,7 = 28,9(m) Số met đường ngày cuối cùng đội đó sửa được là: (32 × 3) - (31,6 + 28,9)= 35,5( m) Đáp sốRead more
Đáp án:35,5 m
Giải thích các bước giải:
Số mét đường ngày sau sửa được là:
31,6 – 2,7 = 28,9(m)
Số met đường ngày cuối cùng đội đó sửa được là:
(32 × 3) – (31,6 + 28,9)= 35,5( m)
Đáp số: 35,5m
See less0,38 cm khối …….m khối/ 0,40cm khối ……m khối /0,45cm khối……. m khối
0,38 cm khối 0,38*10^-9m khối 0,40cm khối 4*10^-10m khối 0,45cm khối 4,5*10^-10m khối
0,38 cm khối 0,38*10^-9m khối
0,40cm khối 4*10^-10m khối
0,45cm khối 4,5*10^-10m khối
See lessBản thân em cần Phải làm gì đối với những người có hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống
Em tham khảo nhé: Đối với những người có hoàn cảnh đáng thương cần: - Yêu thương, quan tâm họ - Giúp đỡ họ trong điều kiện cho phép
Em tham khảo nhé:
Đối với những người có hoàn cảnh đáng thương cần:
– Yêu thương, quan tâm họ
– Giúp đỡ họ trong điều kiện cho phép
See lessmột con lắc đơn dao động với pt li độ goc a=0.2cos(pi t+ pi/4) rad.g=9.8. tốc độ cực đại đạt giá trị bao nhieu?? help me
Đáp án: Giải thích các bước giải:0,2.π Vận tốc cực đại thì bằng $A.\omega=0.2π$
Đáp án:
Giải thích các bước giải:0,2.π
Vận tốc cực đại thì bằng $A.\omega=0.2π$
See lessHiệu của số bé nhất có 2 chữ số giống nhau và 2 là bao nhiêu?.
Đáp án: Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là: 11 Hiệu của số bé nhất có 2 chữ số giống nhau và 2 là: 11 - 2 = 9 Đáp số: 9
Đáp án:
Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là: 11
Hiệu của số bé nhất có 2 chữ số giống nhau và 2 là:
11 – 2 = 9
Đáp số: 9
sau các cuộc phong kiến tình hình kinh tế xã hội châu âu có những chuyển biến gì
- Kinh tế: + Phát triển + Nhiều công trường thủ công, trung tâm dệt, luyện kim + Phát minh mới về kĩ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội + Hình thành trung tâm lớn về công nghiệp, thương nghiệp, tài chRead more
– Kinh tế:
+ Phát triển
+ Nhiều công trường thủ công, trung tâm dệt, luyện kim
+ Phát minh mới về kĩ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
+ Hình thành trung tâm lớn về công nghiệp, thương nghiệp, tài chính
+ Xuất hiện các công ti độc quyền
– Xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản:
+ Giai cấp vô sản
+ Giai cấp tư sản
Chúc bạn học tốt!
See lesscó 2 xe với $m_{A}$ > $m_{B}$ chạy cùng 1 vận tốc. hỏi nếu cả 2 cùng thắng gấp thì xe nào sẽ dừng trước? (về lực quán tính) Giúp mình giải thích vs ạ
do ma >mb nên lực quán tính của vật A cũng lớn hơn vật B nên khi phanh lại thì xe A sẽ dừng lại lâu hơn do có quán tính lớn hơn
do ma >mb nên lực quán tính của vật A cũng lớn hơn vật B nên khi phanh lại thì xe A sẽ dừng lại lâu hơn do có quán tính lớn hơn