Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
phân tích cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật liên để làm sáng tỏ ý kiến”hai đứa trẻ” là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn
** Bạn tham khảo dàn ý và bài vieest dưới đây nhé ** * Dàn ý A. Mở bài - Giới thiệu tá giả, tác phẩm - Khái quát nội dung - Dẫn dắt vấn đề B. Thân bài 1.Giải thích ý kiến: - TruRead more
** Bạn tham khảo dàn ý và bài vieest dưới đây nhé **
* Dàn ý
A. Mở bài
– Giới thiệu tá giả, tác phẩm
– Khái quát nội dung
– Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1.Giải thích ý kiến:
– Truyện của TL là kiểu truyện tâm tình, dường như không có cốt truyện; giàu cảm xúc, nhẹ nhàng mà thấm thía như một bài thơ.
– Truyện Hai đứa trẻ bộc lộ niềm cảm thương chân thành của nhà văn với cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện tăm tối, cùng sự trân trọng những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ về một cuộc sống trong sáng, tốt đẹp hơn.
2. Bàn luận
– Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian
– Trước hết là tâm trạng buồn man mác của Liên, khi chiều về, phố huyện hiện lên trong sự nghèo khổ, xơ xác:
+ Với cảm xúc và bút pháp lãng mạn, thì cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng.
+ Với cảm xúc và bút pháp hiện thực thì cuộc sống xã hội nơi phố huyện lại là bức tranh nghèo khổ, xơ xác, tăm tối.
+ Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia nhưng là những số phận đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc.
– Liên càng buồn thấm thía hơn khi đêm về, phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống cứ lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.
+ Về đêm phố huyện là sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng.
+ Khi đêm về cuộc sống phố huyện cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.
– Cảnh chuyến tàu khuya và tâm trạng buồn vui của Liên
+ Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một niềm vui lớn với hai chị em Liên.
+ Con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nỗi buồn nhớ tiếc. Tàu đi rồi phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng.
C. Kết bài
– Đánh giá chung
– Nêu cảm nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930-1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.Truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm.
Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Vì truyện của ông là kiểu truyện tâm tình, dường như không có cốt truyện; giàu cảm xúc, nhẹ nhàng mà thấm thía như một bài thơ. Truyện Hai đứa trẻ bộc lộ niềm cảm thương chân thành của nhà văn với cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi, quẩn quanh của những con người nhỏ nhoi nơi phố huyện tăm tối, cùng sự trân trọng những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ về một cuộc sống trong sáng, tốt đẹp hơn.
Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian: Cảnh phố huyện lúc chiều xuống. Cảnh phố huyện lúc đêm về. Cảnh phố huyện lúc có chuyến tàu khuya đi qua. Liên là một cô gái nhỏ. Vì cha mất việc cả nhà phải chuyển từ Hà Nội về sinh sống ở một phố huyện nghèo. Tuy còn nhỏ nhưng Liên đã tỏ ra đảm đang, thay mẹ trông coi một quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống và Liên cũng rất chu đáo khi thay mẹ chăm sóc em là bé An. Đặc biệt Liên là một cô gái nhỏ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên được khắc họa qua ba cảnh phố huyện, như ba nấc thang tâm lí: chiều muộn, đêm về và chuyến tàu khuya qua phố huyện.
Trước hết là tâm trạng buồn man mác của Liên, khi chiều về, phố huyện hiện lên trong sự nghèo khổ, xơ xác. Với cảm xúc và bút pháp lãng mạn, thì cảnh thiên nhiên phố huyện mang một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng.Với cảm xúc và bút pháp hiện thực thì cuộc sống xã hội nơi phố huyện lại là bức tranh nghèo khổ, xơ xác, tăm tối. Cái áo khoác ngoài thơ mộng của thiên nhiên cũng không che lấp nổi cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và cảnh những kiếp người tàn. Liên tuy không lam lũ vất vả như những mảnh đời kia nhưng là những số phận đáng thương nhất. Vì quá khứ tươi đẹp của hai chị em Liên đã thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thì buồn tẻ, tăm tối, bế tắc. Chúng có cái để so sánh, để cảm nhận cuộc sống tăm tối tẻ nhạt của phố huyện.Đúng là cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ, quẩn quanh. Những tâm hồn mới lớn như chị em Liên, chứng kiến những cảnh đó không buồn sao được. Nhưng vì còn là những đứa trẻ nên nỗi buồn cũng chỉ “man mác”, đọng trong đôi mắt Liên “bóng tối ngập đầy dần”. Và cái buồn của chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của Liên.
Liên càng buồn thấm thía hơn khi đêm về, phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống cứ lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc.Về đêm phố huyện là sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Màn đêm buông xuống, bóng tối cứ lan dần từng con đường nhỏ, từng ngõ xóm, để rồi nhấn chìm phố huyện trong bóng tối dày đặc. Ánh sáng phố huyện cũng nhiều: có ánh sáng của thiên nhiên (ánh sao, ánh đom đóm), có ánh sáng của cuộc sống lao động nhưng chỉ là những khe, chấm, hột…tất cả đều quá nhỏ nhoi, yếu ớt trước vũ trụ thăm thẳm bao la ngập trong bóng tối. Nó không đủ thắp sáng phố huyện mà dường như chỉ càng tôn lên màn tối dày đặc bao phủ phố huyện nghèo.Khi đêm về cuộc sống phố huyện cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ, bế tắc. Ngày hôm nay là sự lặp lại y nguyên những gì đã diễn ra hôm qua và sẽ lặp lại ở ngày mai. Mẹ con chị Tí lại dọn hàng nước, gia đình bác xẩm lại xuất hiện với tiếng đàn ế khách. Bác phở Siêu lại gánh phở đi bán…Phố huyện như một sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn buồn tẻ, không có sự thay đổi cả người lẫn cảnh. Đó là cuộc sống cứ“mốc lên, mòn đi, rỉ ra, mục ra” không lối thoát (Sống mòn– Nam Cao). Nó gợi liên tưởng tới hình ảnh “chiếc ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn Tỏa nhị kiều của Xuân Diệu. Nhà văn không trực tiếp tả tâm trạng này của Liên. Nhưng cảnh vật và cuộc sống phố huyện tăm tối, tẻ nhạt trong đêm lại được cảm nhận qua tâm trạng của Liên. Sống trong hoàn cảnh như vậy, chị em Liên sao không khắc khoải chờ đợi một cái gì đó dù mơ hồ, nỗi buồn dường như thấm thía hơn. Nhưng không hy vọng thì làm sao sống nổi. Và chuyến tàu đêm đã thắp lên niềm hy vọng đó.
Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một niềm vui lớn với hai chị em Liên. Hai đứa trẻ đêm nào cũng náo nức thức chờ tàu, không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vật chất. Chúng không chờ tàu để bán hàng, dù mẹ vẫn dặn cố thức đợi chuyến tàu để bán hàng. Hai chị em chờ tàu là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống tinh thần. Khi tàu đến Liên và An đứng cả dậy, hướng về phía con tàu và khi nó đi rồi Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng”. Con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nỗi buồn nhớ tiếc. Tàu đi rồi phố huyện lại trở về với đêm tối và sự tĩnh lặng. Bóng đêm và sự tĩnh lặng càng nặng nề hơn. Niềm vui của hai đứa trẻ vừa lóe lên lại bị dập tắt như đám than bỗng bùng lên cháy rực rồi lụi tàn hẳn trong đêm. Nỗi chờ đợi bắt đầu khắc khoải từ khi bóng chiều đổ xuống, rồi đêm về và phố huyện vào khuya. Hai đứa trẻ khắc khoải chờ đợi từng bước đi của thời gian, từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn chấm đèn ghi nhỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm tối lại bao bọc phố huyện.
Miêu tả khung cảnh phố huyện buồn, nghèo nàn, tẻ nhạt, bế tắc và tâm trạng của hai đứa trẻ, đặc biệt là Liên một cách trực tiếp và gián tiếp, qua thực tại và hồi ức đan xen; miêu tả bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ; nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ.
Từ đó tác giả như muốn lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tàn, nhen lên trong họ ngọn lửa của lòng khát khao được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã thể hiện sâu sắc cái tài và cái tâm của nhà văn Thạch Lam. Cái tài của Thạch Lam là sở trường về truyện ngắn và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Ông đã đem đến cho văn học dân tộc kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn, truyện ngắn tâm tình. Truyện dường như không có cốt truyện, nhẹ nhàng mà thấm thía, giàu cảm xúc mà cũng giàu chất triết lí. Cái tâm của Thạch Lam là tình người sâu sắc. Thạch Lam không chỉ thấu hiểu, cảm thương những đau khổ thiệt thòi của những số phận nhỏ bé bị lãng quên khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, mà còn thấu hiểu đồng cảm với những khát vọng chân chính của họ, dù nó mới chỉ là những khát khao rất đỗi bình dị, mơ hồ.
See lessviết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
Gia đình luôn ở bên tôi, mỗi lúc tôi cần. Khi tôi buồn, lúc tôi gục ngã trước bản than, chính gia đình đã giúp tôi đứng lên. Gia đình là một ngôi nàh vững chRead more
Gia đình luôn ở bên tôi, mỗi lúc tôi cần. Khi tôi buồn, lúc tôi gục ngã trước bản than, chính gia đình đã giúp tôi đứng lên. Gia đình là một ngôi nàh vững chắc, giúp bn vượt qua nổi sợ hãi đang gặm nhắm trong tim bạn. Bạn sợ mk sẽ không đánh bại được nổi sợ hãi này. Đừng lo, nhắm nhẹ nhàng đôi mắt , tưởng tượng ra người than la fgia đình bạn, chính họ sẽ giúp bn vượ tqua nổi sợ hãi này. Gia đình là thiêng liêng, chính đức Phật đã cho ta.
See lesscho mình biết từ mới bài communication unit4 mình cám ơn
First:đầu tiên then:tiếp theo after that:sau đó finnaly:cuối cùng (cô mình cho ghi trong vở thế bạn nhé)
First:đầu tiên
then:tiếp theo
after that:sau đó
finnaly:cuối cùng
(cô mình cho ghi trong vở thế bạn nhé)
See lessCảm nhậ vè bài truyện cổ nước tôi
*Bạn tham khảo nha* *Dàn ý: A. Mở Bài: - Đêm trăng, tụi con nít xúm lại ngồi nghe ngoại kể chuyện cổ tích B. Thân Bài: - Ngoại tổ chức trò chơi nhỏ: Nêu cảm nhận về truyện cổ nước mình - Tụi nhỏ thi nhau trả lời, cuộc cRead more
*Bạn tham khảo nha*
*Dàn ý:
A. Mở Bài:
– Đêm trăng, tụi con nít xúm lại ngồi nghe ngoại kể chuyện cổ tích
B. Thân Bài:
– Ngoại tổ chức trò chơi nhỏ: Nêu cảm nhận về truyện cổ nước mình
– Tụi nhỏ thi nhau trả lời, cuộc chơi diễn ra thú vị
– Ai cũng trả lời hay và chính xác
– Bà tặng quà cho mỗi đưa
C. Kết Bài:
– Những câu chuyện cổ theo em trong mỗi bước đường đời
*Bài tham khoả:
Bài thơ “Truyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
“Truyện cổ nước mình” là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”.
“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”. Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung…(…..bn dựa vào dàn ý để viết tiếp nha…….)
Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, …để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua truyện cổ:
“Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”.
“Truyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.
Chúc bạn học tốt!
See lessmọi người ơi cho em hỏi khi mình có hình thang rồi mà co luôn hai cạnh bên bằng nhau thì có chứng minh được là hình thang cân không mọi người
không nhé. bạn có thể vẽ ra nhiều trưởng hợp rồi tự nghiệm Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 cạnh đáy bằng nhau hoặc 2 đường chéo bằng nhau
không nhé. bạn có thể vẽ ra nhiều trưởng hợp rồi tự nghiệm
Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 cạnh đáy bằng nhau hoặc 2 đường chéo bằng nhau
See less1. Inventors are skilled at spotting ways to improve a situation or process. A. Inventors are keen on spotting ways to improve a situation or process.
1. D 2. D 3. C 4. D 5. A 6. A 7. A & C 8. B 9. C 10. A
1. D
2. D
3. C
4. D
5. A
6. A
7. A & C
8. B
9. C
10. A
See lessBÀI 1 Tìm BC Thông Qua BCNN 8;12;15;21
Ta có : 8 = 2 ^3 12= 2^ 2 × 3 15= 3×5 21=3×7 BCNN(8;12;15;21)= 2^3×3Read more
Ta có :
8 = 2 ^3
12= 2^ 2 × 3
15= 3×5
21=3×7
BCNN(8;12;15;21)= 2^3×3×5×7=840
BC(8;12;15;21)=B(840) = {0; 840 ; 1680 ; … }
phân tích đoạn “tây tiến đoàn binh ko mọc tóc …đến sông mã gầm lên khúc độc hành” để làm sáng tỏ nhận định: hình ảnh người lính tây tiến trong bài t
**Em tham khảo mở bài dưới đây nhé** Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các tác giả. Quang Dũng một nhà thơ cũng đồng thời là một người lính nRead more
**Em tham khảo mở bài dưới đây nhé**
Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các tác giả. Quang Dũng một nhà thơ cũng đồng thời là một người lính nên khi viết bài thơ “Tây Tiến” chính là ông ghi lại những dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những tình cảm, nỗi lòng người lính Tây Tiến. Người lính Tây tiến hiện lên với một hình ảnh mang vẻ đẹp lãng mạn và đầy bi tráng.
See lessSoạn bài 19 chương 3 trả lời các câu hỏi trong bài 19 địa lớp 7
Bài 19: Môi trường hoang mạc ( trang 61 sgk Địa Lí 7) Mình ko có hình sorry Các hoang mạc trRead more
Bài 19: Môi trường hoang mạc
( trang 61 sgk Địa Lí 7) Mình ko có hình sorry
Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở khu vực chí tuyến, các khu vực nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển hoặc là các nơi có dòng biển lạnh chảy qua
(trang 62 sgk Địa Lí 7): – Qua các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
Trả lời:
– Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn.
– So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
+ Hoang mạc ở đới nóng: biên độ nhiệt năm cao, nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10oC), mùa hạ rất nóng (trên 36oC).
+ Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt năm rất cao, nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20oC) và mùa đông rất lanh (đến -24oC).
(trang 62 sgk Địa Lí 7): – Mô tả hoang mạc qua các qua các hình ảnh dưới đây
Trả lời:
– Hình 19.4, hoang mạc Xa – ha – ra ở châu Phi nhìn như một biển cát mênh mông với những đụn cát di động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa.
– Hình 19.5, hoang mạc A – ri – dô – na ở Bắc Mĩ: là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao đến 5m, mọc rải rác.
trả lời câu hỏi cuối bài :
Câu 1:
Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt
– Tính chất cực kì khô hạn của khí hậu thể hiện ở lượng mưa trong năm rất ít, trong khi lượng bốc hơi lớn hơn. Có nhiều nơi trong nhiều năm liền không mưa, hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.
– Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn.
Câu 2:
– Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
– Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước. Một số loài cây dự trữ nước trong thân cây như xương rồng nến khổng lồ ở BẮc Mĩ hay câu có thân hình gai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây trong hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ dễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.
– Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà,…sống được là nhờ khả năng chịu đói khát, và đi xa tìm thức ăn, nước uống.
See lessCho 9,6 g kim loại R (hóa trị 2)tác dụng với Hno3 loãng thu 2,24 lít khí No . đó là kim loại nào?
Đáp án: R là Cu Giải thích các bước giải: Cách 1: Viết PTHH nNO = 0,1 mol 3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 2NO + 4H2O 0,15 ← Read more
Đáp án:
R là Cu
Giải thích các bước giải:
Cách 1: Viết PTHH
nNO = 0,1 mol
3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,15 ← 0,1 mol
→ MR = 9,6 : 0,15 = 64 → R là Cu
Cách 2: Sử dụng bảo toàn e
R0 → R+2 + 2e N+5 + 3e → N+2
Áp dụng bảo toàn e: 2.nR = 3nNO → nR = 1,5.nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol
→ MR = 9,6 : 0,15 = 64 → R là Cu
See less