Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Giúp em gấp vs ạ Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A=|x+1|+|2x+1|+|5x+1|-x
Đáp án: A=7x+3 Giải thích các bước giải: A= X+1+2x+1+5x+1-x A=7x+3
Đáp án:
A=7x+3
Giải thích các bước giải:
A= X+1+2x+1+5x+1-x
A=7x+3
See lessCân Bằng phương trình Zn + H2SO4 —– ZnSO4+H2S +SO +H2O
6Zn + 8H2SO4 -> 6ZnSO4 + H2S + SO +7 H2O (Thật sự không có SO mà giải ntn chiều ý bạn đấy)
6Zn + 8H2SO4 -> 6ZnSO4 + H2S + SO +7 H2O
(Thật sự không có SO mà giải ntn chiều ý bạn đấy)
See lessTính khác quan là gì?Cho Ví Dụ
Khách quan là một từ thường sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà nhiều người hay dùng để đánh giá hay nhìn nhận một sự việc, hoạt động nào đó. Từ khách quan có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy từng trườngRead more
Khách quan là một từ thường sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà nhiều người hay dùng để đánh giá hay nhìn nhận một sự việc, hoạt động nào đó. Từ khách quan có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy từng trường hợp mà sử dụng.
ví dụ:2 người bạn đang tranh luận về phương pháp giải bài tập toán, ai cũng có phương pháp của riêng mình và luôn cho phương pháp của mình là đúng nhất. Bạn là người ngoài cuộc, quan sát cả 2 phương pháp trên là cho ra một kết luận chính xác nhất mà không thiên vị hay ủng hộ ai gọi là một ý kiến khách quan.
See lessNăm 1825, ông thi Hương đỗ cử nhân.Năm 1826, ông thi Hội đỗ tiến sĩ, là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kì. Dịch sang tiếng anh thế nào cho chuẩn nhất ạ?
In 1825, he got a bachelor's degree in Huong examination. In 1826, he passed the Ph.D. in Hoi Mandarinic Examination and became the first doctor of philosophy in Nam Ki.
In 1825, he got a bachelor’s degree in Huong examination. In 1826, he passed the Ph.D. in Hoi Mandarinic Examination and became the first doctor of philosophy in Nam Ki.
See lessmột hộp đựng 11 viên bi được đánh số từ 1 đến 11 lấy ngẫu nhiên 3 viên bi rồi cộng các số trên viên bi lại với nhau. tính xác suất để kết quả thu được
Đáp án: \(P(A) = \frac{{16}}{{33}}\) Giải thích các bước giải: Không gian mẫu là chọn 3 viên trong 11 viên :\(\Omega = C_{11}^3\) Gọi A là biến cố :" Tổng 3 viên là lẻ " Có 6 viên bi đánh số lẻ vRead more
Đáp án:
\(P(A) = \frac{{16}}{{33}}\)
Giải thích các bước giải:
Không gian mẫu là chọn 3 viên trong 11 viên :\(\Omega = C_{11}^3\)
Gọi A là biến cố :” Tổng 3 viên là lẻ “
Có 6 viên bi đánh số lẻ và 5 viên bi đánh số chẵn
Để tổng 3 viên là số lẻ thì cả 3 viên phải lẻ hoặc có 2 viên chẵn 1 viên lẻ
TH1:Nếu cả 3 viên đều lẻ có số cách chọn là : \(C_6^3 = 20\)
TH2:Nếu 2 viên chẵn 1 viên lẻ thì có số cách chọn là : \(C_6^1.C_5^2 = 60\)
Có tất cả A=20+60=80 cách chọn
Xác suất là : \(P(A) = \frac{A}{\Omega } = \frac{{80}}{{C_{11}^3}} = \frac{{16}}{{33}}\)
See lessCảm nhận về những tâm tư tình cảm trong tình yêu của người lao động xưa qua các bài ca dao yêu thương tình nghĩa
Việt Nam - một đất nước với chiều dài lịch sử với bao nền văn hóa đặc sắc kèm với đó là một kho tàng văn học nghệ thuật khổng lồ. Ta không thể không nhắc đến những bài ca dao vô cùng thân thương của dân gian đRead more
Việt Nam – một đất nước với chiều dài lịch sử với bao nền văn hóa đặc sắc kèm với đó là một kho tàng văn học nghệ thuật khổng lồ. Ta không thể không nhắc đến những bài ca dao vô cùng thân thương của dân gian đã để lại. Mỗi bài ca dao lại mang cho ta những cảm nhận riêng về cuộc đời, về con người. Và đặc biệt vẻ đẹp của người lao động thông qua các bài ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa đã được hiện lên thật rõ.
Trong chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công, người phụ nữ đã phải chịu nhiều bất hạnh, chính vì vậy, từ sâu thẳm trong tâm hồn, họ cất lên tiếng than cho số phận của mình:
“- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”
Nhân vật trữ tình điển hình trong hai bài ca dao trên là người phụ nữ. Cách xưng hô “thân em như…” đã gợi ra thân phận nhỏ bé yếu đuối đến tội nghiệp vì phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ thân thuộc với cuộc sống: “Thân em như tấm lụa đào” – lụa đào gợi nét đẹp duyên dáng nhẹ nhàng, nhưng lại phất phơ giữa chợ, không biết sẽ vào tay ai. “Củ ấu gai” – dù vẻ bề ngoài xấu xí, đen đúa thế nào thì bên trong vẫn chứa những ngọt bùi, cũng giống như người con gái hình dáng bên ngoài có ra sao nhưng sâu thẳm trong tâm hồn luôn chất chứa một tình cảm chung thủy, đáng để người khác trân trọng. Bài ca dao là tiếng nói của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Họ tự ý thức được về giá trị của mình một cách sâu sắc đồng thời cũng là một tâm trạng lo lắng, thấp thỏm trước tương lai phía trước vì thân phận họ bị lệ thuộc, vì lễ giáo phong kiến hà khắc bó buộc.
Tình yêu – một thứ tình cảm rất đặc biệt giữa người với người và là đề tài bất tận của thơ ca. Tình yêu khiến con người có những niềm vui nhưng cũng có những nỗi buồn nếu yêu nhau và không đến được với nhau:
“- Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”
Đây là một bài ca dao nói về tình yêu của hai con người gặp phải nhiều trắc trở. Mở đầu bài ca dao bằng một động tác “trèo cây”, khiến người đọc không khỏi tò mò. “Ai” một chủ thể không được xác định rõ ràng ở đây, nhưng dù là nam, là nữ, đều mang một tâm trạng chung “xót lòng”. Khi chọn được một nửa của mình mà không thể đến được với nhau, trong lòng không khỏi đau khổ, thời gian cứ dài đằng đẵng trôi đi, mà đôi lứa không thể ở bên cạnh nhau. Một sự tiếc nuối về tình cảm lứa đôi không thể thành.
Ca dao về yêu thương tình nghĩa luôn đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh gắn bó với đời sống của con người lao động:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.”
Có thể thấy rõ, nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là người con gái đang yêu, có những bộc lộ tâm sự vừa gián tiếp mà vừa trực tiếp. Những biện pháp nghệ thuật được kết hợp với nhau liên tiếp là các câu hỏi tu từ, với đại từ phiếm chỉ “ai”; những bộc lộ gián tiếp thông qua các hình ảnh khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn đầu tiên bởi lẽ khăn là vật dụng gần gũi với người con gái nhất, người con gái ấy hỏi chiếc khăn cũng như đang hỏi chính bản thân mình – một hình thức bày tỏ tâm sự kín đáo, tinh tế. “Khăn thương nhớ ai” được lặp lại đến ba lần càng nhấn mạnh người con gái đang rất nhớ thương người mình yêu. Hết hỏi khăn, nàng chuyển sang các vật dụng khác:
“Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.”
Hỏi khăn không đủ, nàng hỏi đèn, hỏi đôi mắt, qua những câu hỏi liên tiếp ta có thể thấy người con gái thao thức trằn trọc suốt canh thâu bởi niềm thương nỗi nhớ, một nỗi nhớ trải dài theo không gian với thời gian. Người con gái ấy đã chọn cách giãi bày trực tiếp:
“Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Nỗi muộn phiền đã được con gái bày tỏ trực tiếp, những lo phiền cứ bao vây xung quanh, cô lo sợ tình yêu không thành, lo sợ hai người không đến được với nhau. Quả là một cô gái có tình yêu sâu đậm, nồng nàn, tha thiết.
Trong bài ca dao tiếp theo, hình ảnh của người con gái hiện lên với sự mạnh mẽ trong tình yêu:
“Ước gì sông rộng một gang.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.”
Mặc cho xã hội lễ giáo phong kiến có hà khắc ra sao, người con gái này vẫn một mực theo đuổi tình yêu đích thực của mình. Cô gái có lối suy nghĩ vô cùng táo bạo đó là ước “sông rộng một gang”, rồi lại bắc cầu bằng dải yếm. Từ tận sâu trong tâm hồn, đó là một sự quyết liệt theo đuổi hạnh phúc đến cùng.
Tình cảm vợ chồng – một mối tình keo sơn gắn bó luôn được đề cao trong các mối quan hệ giữa con người với con người:
” Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Tình cảm vợ chồng son sắt khó có gì có thể miêu tả được, vậy mà dân gian đã lấy hai hình ảnh thật giản dị thân thuộc với cuộc sống lao động hằng ngày “gừng và muối”. Khoảng thời gian sống bên nhau không chỉ vì tình yêu dành cho nhau mà còn là trách nhiệm với nhau. Một bài ca dao thật hay về tình nghĩa thủy chung thắm thiết của cặp vợ chồng. Họ đã cùng trải qua những đắng cay, vất vả, chia sẻ ngọt bùi cùng nhau, không gì có thể chia cắt được.
Những bài ca dao thân thuộc được viết dưới những câu thơ lục bát hay bốn chữ dễ thuộc dễ nhớ, dễ thấm sâu vào lòng người. Chất liệu dân gian được sử dụng thật độc đáo gây ấn tượng sâu với người đọc. Qua những bài ca dao trên, ta có thể thấy rõ được những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người lao động. Họ là những người biết rõ về bản thân, thương cho số phận của mình, những nỗi lo lắng về tình yêu khi không thành đôi. Cùng với đó là tình cảm thắm thiết thủy chung của vợ chồng dành cho nhau. Những vẻ đẹp đó sẽ mãi được lưu giữ với thời gian.Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ một cách chân tình, sâu sắc qua chùm ca dao yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong câu ca, và đặc biệt nó mang lại một nét đẹp cho kho tàng văn học Việt Nam.
See lessEm hãy kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, ngôi kể thứ nhất. Không chép mạng, đủ ý, càng dài càng tốt Em đang cần gấp ạ
Văn tham khảo nha bn. chúc bn hc tốt Mãi cho đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu một điều giản dị. Những bí ẩn của cuộc sống bắt đầu từ tình cảm. Trong kí ức của tôi, mẹ luôn là một người tuyệt vời nhất. Mẹ đRead more
Văn tham khảo nha bn. chúc bn hc tốt
Mãi cho đến bây giờ, tôi mới thật sự hiểu một điều giản dị. Những bí ẩn của cuộc sống bắt đầu từ tình cảm. Trong kí ức của tôi, mẹ luôn là một người tuyệt vời nhất. Mẹ đã mang cho tôi nhiều niềm tin trong cuộc sống này. Có khi cuộc sống không là gì cả, nhưng một khoảnh khắc lại là tất cả! Và những khoảnh khắc ấy là những mảnh ghép cho cuộc sống, dần dần chúng hiện lên theo năm tháng, tạo nên một bức tranh giữa tôi và mẹ. Bức tranh to hơn, rộng hơn mà khi càng không lớn, con người ta ai cũng muốn vẽ lên những gam màu tươi sáng nhất.
Mẹ tôi năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Mọi người vẫn khen mẹ tôi trẻ và xinh nhưng đôi khi tôi gần mẹ, tâm sự với mẹ, tôi thấy mẹ như đã già đi nhiều. Đôi mắt mẹ ánh lên vẻ ấm áp, trìu mến, giờ đây đã xuất hiện nhĩíng vết chân chim. Vầng trán mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Nổi bật nhất trên khuôn mặt mẹ là chiêc mũi cao dọc dừa và đôi môi đỏ. Tôi vẫn còn nhớ như in những nụ hôn ấm áp mẹ trao cho khi tôi còn bé. Làn da mẹ mềm mại, trắng hồng nhưng đã điểm những nốt tàn nhang của tuổi bốn mươi. Trước đây, khi tôi còn nhỏ, mẹ có mái tóc dài, mượt mà, mái tóc đen của mẹ như một đoạn của dải của Ngân Hà, đen mượt và óng ả. Khi tôi học lớp Năm, mẹ tôi đã thay đổi kiểu tóc, mẹ đã cắt mái tóc dài và thay vào đó là mái tóc xoăn. Mái tóc ngắn, xoăn, màu nâu đỏ thả bồng bềnh trên vai có lẽ hợp với khuôn mặt trái xoan của mẹ hơn, nhưng tôi vẫn thích mẹ để tóc dài như trước.
“Lần đầu tiên, khi còn rất nhỏ, con đã háo hức trèo lên bậc tam cấp khá cao một mình và bị ngã. Con ngồi khóc mãi, ấm ức mong có ai đến nâng con dậy, dỗ dành và dắt con đi tiếp…” Mẹ kể vậy đầy âu yếm nhìn tôi!Tôi không nhớ rõ chuyện mẹ kể là có thật hay không? Nhưng chắc đại loại là có thật. Nhưng tôi không còn như vậy nữa, tôi lớn hơn và đã hiểu chuyện hơn. Đó là một trong những kí ức tuổi thơ mà tôi biết thông qua mẹ. Tôi và mẹ suốt ngày ở bên nhau như hình với bóng khi còn nhỏ. Nhưng bây giờ, vì nhiều lý do nên tôi không còn gần mẹ như trước. Tôi cũng không để ý rằng tóc mẹ đã bạc hay chưa? Hay mặt mẹ có nhiều nếp nhăn hơn trước không? Nhưng tôi vẫn yêu mẹ, yêu như tôi yêu bản thân mình. Và tôi tin, mẹ cũng giống hàng triệu người mẹ trên thế giới này cũng yêu tôi. Có khi còn hơn bản thân mình ấy chứ!o
Năm học lớp 9, tôi được chọn vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi của trường. Tôi mừng không kể xiết, tôi về báo với mẹ, mẹ cũng mừng không kém. Từ đó, tôi lao mình vào học như chưa bao giờ học. Tôi học không kể ngày đêm. Có hôm đến lớp hai mắt tôi mở không ra. Những đêm đông trời lạnh buốt. Khi cả nhà đã ngủ say thì mẹ vẫn còn ngồi ở đó. Mẹ sẽ không biết tôi không học gì đâu. Nhưng tôi biết rằng, mẹ sẽ vẫn bên tôi, dõi theo tôi trên bước đường đời. Rồi ngày đi thi cũng cận kề, tôi hồi hộp đến mức không ngủ được. Mẹ lại đến bên tôi, kể tôi nghe những chuyện ngày xưa. Hai mắt tôi lim dim rồi ngủ thiếp dưới vòng tay ấm áp của mẹ.
Và rồi kết quả không như tôi mong đợi, tôi không đoạt được giải thưởng nào cả. Chỉ vì một sự lơ là mà bỏ qua cả một quá trình học tập. Dường như cả thế giới đang sụp đổ xung quanh tôi. Và suốt ngày, tôi chỉ vùi đầu vào gối mà khóc. Để nghĩ tại sao mình lại thất bại như thế này. Nhưng rồi mẹ cũng lại đến bên tôi, động viên, an ủi tôi, cho tôi hơi ấm. Tình thương cũng là một chỗ dựa để tôi có thể vững bước sâu hơn nữa trên đường đời. Một khoảnh khắc sâu trong tim rằng cả cuộc đời đâu chỉ là niềm vui…Khi phải chuyển trường từ cấp hai lên cấp ba. Gia đình tôi lo lắng cho tôi rất nhiều. Mẹ lo cho tôi, cuộc sống ở nơi thành thị, rời xa vòng tay của mẹ. Liệu con có làm được không? Mẹ yên tâm, con sẽ làm được, chim non sẽ cất cao đôi cánh bay khỏi tổ và đi đến những miền đất mới, phải không mẹ? Cho đến bây giờ, tôi không bao giờ ngồi đếm những thất bại của bản thân (vì nó quá nhiều), mà chỉ ngồi nhớ lại lời mẹ dạy cho tôi – những bài học không thể so đo với triết lý thâm sâu của các nhà khoa học. Bởi vì đó là bài học làm người. Một bài học chỉ có thể xuất phát từ trái tim của người mẹ.
Mẹ là một người biết khơi gợi như lúc nào đây. Cảm ơn mẹ…Con sẽ bắt đầu lại bằng một trái tim đầy tự tin. Để rồi một ngày nào đó, con sẽ trở thành mẹ. Con sẽ kể cho con của con nghe câu chuyện về mẹ – người mẹ tuyệt vời nhất của con!
See lesshỗn hợp M chứa 3 hidrocacbon là đồng phân của nhau.Khi đốt thì 1.8g M thu được 2.8 lít co2 đkc. Xác định công thức phân tử biết dM/oxi=2.25
Đáp án: Các chất đồng phân có cùng CTPT và có PTK bằng nhau. Các chất trong hỗn hợp M đều là CxHy Khối lượng C trong 2,8 lít CO2: 12.(2,8/22,4) = 1.5(g). Đây cũng là khối lượng C trong 1,80 g CxHy , vRead more
Đáp án:
Các chất đồng phân có cùng CTPT và có PTK bằng nhau. Các chất trong hỗn hợp M đều là CxHy
Khối lượng C trong 2,8 lít CO2: 12.(2,8/22,4) = 1.5(g).
Đây cũng là khối lượng C trong 1,80 g CxHy , vậy khối lượng H : 1,80- 1,50 = 0,30 (g).
x : y= $\frac{1,5}{12}$ : $\frac{0,3}{1}$ = 0,125 : 0,30 = 5:12.
Công thức đơn giản nhất của M là C5H12
lại có dM/oxi=2.25 => M = 32 . 2,25 = 72
=> công thức đơn giản nhất cũng chính là công thức phân tử của M
Đáp án: C5H12
Trái ngược của từ not deep là gì
deep : sâu
deep : sâu
See lessDung dịch X chứa đồng thời các chất tan NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M. Khi dẫn 0,336 hay 1,456l CO2 vào V ml dd X đều thu được 1 lượng kết tủa. Tìm V bi
Đáp án:V=0,2 lít=200ml Giải thích các bước giải: nNaOH = 0,2V mol và nBa(OH)2 = 0,1V mol Khi dùng nCO2 = 0,015 mol và nCO2 = 0,065 mol ta đều thu được lượng kết như nhauRead more
Đáp án:V=0,2 lít=200ml
Giải thích các bước giải:
nNaOH = 0,2V mol và nBa(OH)2 = 0,1V mol
Khi dùng nCO2 = 0,015 mol và nCO2 = 0,065 mol ta đều thu được lượng kết như nhau nên:
+) Khi nCO2 = 0,015 thì kết tủa chưa đạt max → nBaCO3 = nCO2 = 0,015 mol
+) Khi nCO2 = 0,065 thì kết tủa đạt max rồi tan trở lại một phần, lúc này dung dịch chứa:
nNa+ = 0,2V (mol)
nBa2+ = nBa2+ bđ – nBaCO3 = 0,1V-0,015 (mol) (BTNT: Ba)
nHCO3- = nCO2 – nBaCO3 = 0,065-0,015 = 0,05 (BTNT: C)
Bảo toàn điện tích → 0,2V + 2(0,1V – 0,015) = 0,05 → V = 0,2 lít = 200 ml
See less