Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn cao. Qua nhân vật Huấn cao, anh ( chị ) có nhật xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp Viết thàn
Có một thời, tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nói chung, truyện ngắn Chữ người tử tù nói riêng bị phê phán là một tác phẩm tiêu biểu có xu hướng "nghệ thuật vị nghệ thuật". Đó là sự đRead more
Có một thời, tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nói chung, truyện ngắn Chữ người tử tù nói riêng bị phê phán là một tác phẩm tiêu biểu có xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đó là sự đánh giá vội vã và thiếu công bằng. Đúng là Chữ người tử tù ca ngợi cái đẹp nhưng là cái đẹp với ý nghĩa tích cực của nó. Cái đẹp làm cho cuộc đời và con người trở nên tốt hơn. Cái đẹp ấy trong tác phẩm này hiện thân ở nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao là ai? Đó là một- nhà nho tài năng – văn cực hay, chữ cực tốt. Trong nền học vấn ngày xưa, nói đến người tài người ta nhắc đến “văn hay, chữ tốt”. Nguyền Tuân không nói nhiều đến văn của ông Huấn Cao, chỉ tập trung đặc biệt nói về tài viết chữ của ông. Những chữ mà ông Huấn Cao viết ra không còn là những chữ bình thường để người ta ghi lại tiếng nói, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Bao nhiêu người trong thiên hạ ao ước có được chữ của Huân Cao, để chiêm ngưỡng, để làm đẹp cuộc sống của mình, để giữ gìn và truyền lại cho con cháu như một thứ gia bảo. Ngoài tài văn, ông Huấn Cao còn có tài võ, cả hai thứ tài này đều ngang nhau. Tài kiệm văn võ đó là điều mà đời xưa người ta vẫn ao ước. Con người như thế thật đến chỗ tuyệt diệu.
Đã sử dụng thanh gươm chính nghĩa cũng thành thạo cũng như sử dụng cây bút để viết nên chữ đẹp. Đó thật là một nhân cách đẹp.
Việc lớn không xong, Huấn Cao trở thành tử tù. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã của nhà ngục tử tù, Huấn Cao đã có dịp thử thách để bộc lộ một vẻ đẹp khác trong nhân cách của mình: ý chí bất khuất. Ta hãy xem thái độ của Huấn Cao khi bước vào nhà ngục, nơi cái chết đang chờ đợi ông, nơi những kẻ gác ngục đang hung hăng chờ để vùi dập ông. Lúc ấy ông không quan tâm gì đến nhà ngục hay bọn gác ngục, ông Huấn Cao chỉ chăm chú gò cái gông xuống thềm đá đuổi rệp. Đối với ông, uy quyền của nhà ngục dữ tợn không đáng cho ông băn khoăn hơn mấy con rệp, ông bình thản trước mọi thái độ đối xử của viên quản ngục. Ông sẵn sàng nói vào mặt quản ngục rằng: “Ta muốn ngươi đừng bước vào đây
Nữa” khi viên quản ngục hỏi ông có cần gì không. Không sợ cái chết, không sợ bất kì cực hình nào, thật là một tâm hồn gang thép trong con người tri thức nho nhã ấy. Nếu chỉ bất khuất như thế thôi, bình thản như thế thôi cho tới lúc bị đưa ra pháp trường, Huấn Cao đã đủ cho người ta kính phục ngưỡng mộ đến chừng nào.
Nhưng Huấn Cao không chỉ có thế, ông còn có một tấm lòng đầy tình cảm dịu dàng. Khi biết được tâm nguyện cảm động của viên quản ngục, lòng Huấn Cao mềm lại. Ông ân hận thực lòng: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Con người vốn rất thận trọng trong việc cho chữ, vốn không vì tiền bạc, danh vọng hay sức ép của uy quyền mà cho ai chữ bao giờ, đây lại tự nguyện dành những giờ phút ngắn ngủi của mình để viết chữ cho viên quản ngục. Đây là gì? Là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, là thái độ “biệt nhỡn liên tài”, hay niềm trắc ẩn đối với người đáng thương, đáng trọng? Có lẽ là tất cả. Hẳn Huấn Cao đã khá bất ngờ khi phát hiện ra tâm hồn viên quản ngục như một đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn nhơ. Chính vì vậy Huấn Cao đã cảm dộng, càng muốn tạ lại tấm lòng tri kỉ, tri âm. Huấn Cao thật đúng là một đấng trượng phu:
Hoàng phu lãnh đối thiên phủ chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu
(Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa lũ nhi đồng)
Phẩm chất của Huấn Cao đến thế là trọn vẹn, một con người đẹp ở mức độ lí tưởng của cái đẹp. Phẩm chất ấy đã tỏa sáng rực rỡ trong cảnh cho chữ nơi nhà ngục tử tù. Cảnh ấy đã diễn ra trong hoàn cảnh thật lạ lùng, đúng là: “Xưa nay chưa từng có”. Thời gian là lúc nửa đêm, lúc vạn vật đã ngủ say trong bóng tối, thời gian chỉ giành cho những việc huyền bí và thiêng liêng. Không gian là buồng ngục chật hẹp, ẩm thấp, đầy phân và gián chuột. Thế mà trước vẻ đẹp của những chữ ông Huấn viết ra, trước nhân cách cao thượng của ông Huấn, mọi vật đều sáng bừng lên vì cái đẹp. Trong cảnh ấy, dưới ánh sáng của mấy ngọn đuốc, Huấn Cao cổ đeo gông chân mang xiềng, lại là người tự do nhất. Ngày mai ông Huấn sẽ bị giải về kinh để ra pháp trường, thế mà lúc này đây, chính Huấn Cao lại là người đại diện sang trọng, uy nghi của cái Đẹp. Huấn cao vừa ung dung viết chữ vừa dặn dò viên quản ngục về cách sống, về đạo làm người. Trong khi ấy viên quản ngục và thơ lại, người giúp việc của ông ta thì thành kính đến khúm núm, sợ hãi. Họ bị chinh phục hoàn toàn bởi cái đẹp từ vẻ đẹp của những chữ viết trên lụa trắng, đến cái đẹp trong nhân cách Huấn Cao. Nếu trước đây viên quản ngục chỉ mê chữ thì bây giờ đã bị chinh phục hoàn toàn trước tâm hồn và khí phách của ông. Nghe Huấn Cao căn dặn, viên quản ngục đã nói trong nước mắt: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cái đẹp không bao giờ chết, nhân cách của ông Huấn sẽ sống mãi cho chúng ta tôn thờ và hướng tới.
Trong lịch sử của nước ta khoảng nửa đầu thế kỉ XIX từng có một người họ Cao, là một nhà thơ nổi danh. Đó chính là nhà thơ Cao Bá Quát. Không chịu nổi sự suy đốn của triều đình nhà Nguyễn, Cao Bá Quát đã đứng làm quân sư cho một cuộc khởi nghĩa rồi bị họa “tru di tam tộc”.
Ông Huấn Cao không phải là ông Cao Bá Quát nhưng khi tạo ra nhân vật này, hẳn Nguyễn Tuân cũng đã nghĩ đến Cao Bá Quát, con người vừa tài năng vừa khí phách. Nguyễn Tuân còn nghĩ đến bao nhiêu người khác nữa khi tạo nên Huấn Cao, những con người như những tinh hoa của dân tộc đã xuất hiện không hiếm trong lịch sử dân tộc bốn nghìn năm, trong cuộc đấu tranh chống thực dân vì quyền tự chủ đất nước trong mây chục năm từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Có thể đây là một cách thức ca ngợi những con người ấy.
Một tác phẩm văn học có giá trị thường có nhiều tầng ý nghĩa. Một trong những tầng ý nghĩa của truyện Chữ người tử tù chính là ca ngợi cái Đẹp. Tạo nên một nhân vật Đẹp và Hùng như nhân vật Huấn Cao, là cách thức riêng của Nguyễn Tuân. Và với ý nghĩa ấy, cùng với một tài năng nghệ thuật độc đáo, Chữ người tử tù xứng đáng được coi là một giá trị tiêu biểu trong văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám.
See lessCho 1 nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm 7a hỏi
Đáp án: X là Cl Giải thích các bước giải: Do X thuộc chu kì 3 → X có 3 lớp e X thuộc nhóm VIIA → X có 7e lớp ngoài cùng → Cấu hình e của X là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 → ZXRead more
Đáp án:
X là Cl
Giải thích các bước giải:
Do X thuộc chu kì 3 → X có 3 lớp e
X thuộc nhóm VIIA → X có 7e lớp ngoài cùng
→ Cấu hình e của X là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
→ ZX = 17 → X là Cl
See lessHãy tìm từ đồng âm mà khác nghĩa của 3 vùng miền ở việt nam
Ông ấy cười khanh khách Nhà ông ấy đang có khách Em bị cốc đầu Cái cốc bị vỡ.
Sự phân bố các dân tộc ít người có ảnh hưởng ntn đến sự phát triển kinh tế xã hội? giúp mk vs ạ
Các dân tộc ít người của nước ta chủ yếu phân bố ở vùng miền núi và trung du. => Sự phân bố dân cư không hợp lí: vùng núi và trung du dân cư - lao động ít và thưa thớt trong khiRead more
Các dân tộc ít người của nước ta chủ yếu phân bố ở vùng miền núi và trung du.
=> Sự phân bố dân cư không hợp lí: vùng núi và trung du dân cư – lao động ít và thưa thớt trong khi đây là khu vực tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
See lessFind the words in the text which mean có nghĩa là gì
Tìm các từ trong văn bản có nghĩa là
Tìm các từ trong văn bản có nghĩa là
See lessViet mot doan van ta ngoi truong giup minh nhe
Bài làm: Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó, ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. TrưRead more
Bài làm:
Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó, ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường được xây cách đây mười năm rồi, một ngôi trường be bé, nằm lặng sau rặng cây. Nơi đây có biết bao kỉ niệm tuổi học trò. Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, các phòng học quét vôi màu vàng nhạt nằm san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường. Bước vào cổng trường là thấy ngay một tấm biển có hàng chữ màu trắng: “Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” trên nền xanh, trông rất rõ. Nhìn sang bên trái là phòng học của các khối lớp Một, Hai, Ba. Nhìn sang bên phải là phòng học của các khối lớp Bốn, lớp Năm. Dãy phòng ngang nối hai dãy phòng của các khối là các phòng chức năng (hát nhạc, phòng Đội Thiếu niên Tiền phong) và phòng Ban Giám hiệu. Sân trường em không rộng lắm nhưng đủ cho học sinh vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường sừng sững cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Vườn thuốc nam trồng nhiều loại cây bổ ích. Trước hiên trường, chúng em trồng các bồn hoa nhiều loại. Đến mùa hoa nở, hương thơm bay vào lớp đến xao xuyến lòng. Hằng ngày chúng em thay nhau tưới nước cho hoa luôn tươi sắc. Những bông hoa lung linh rập rờn trong nắng sớm. Hai bên sân trường trồng nhiều cây bàng. Những tán lá bàng che mát một khoảng sân. Giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng. Ở giữa sân trường có trồng ba cây phượng vĩ. Đến mùa hè, em thường đứng dưới gốc phượng nhặt những hoa rụng ép vào trang sách. Em nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ vào lớp Một, em theo mẹ đến trường nhưng vì ngại ngùng nên đứng mãi bên cây phượng này. Lúc ấy, cây phượng mới trồng chỉ cao hơn em một tí thôi. Giờ đây, nó đã trổ hoa khoe sắc thắm khi hè đến. Thế rồi, mùa hè năm nay, em và các bạn học sinh cuối cấp sẽ chia tay thầy cô các bạn, xa ngôi trường Tiểu học thân thương này. Hằng ngày từ mái trường này chúng em được thầy cô dạy bảo. Những thầy cô với ánh mắt nghiêm trang, nụ cười hiền hoà đã mang tới cho em bao tình cảm thiết tha. Trước giờ vào lớp, sân trường nhộn nhịp với tiếng nói cười, chạy nhảy của chúng em; trong giờ học lại vang lên khe khẽ tiếng đọc bài từ các lớp và tiếng giảng bài trầm ấm của thầy cô giáo. Giờ ra chơi, sân trường lại nhộn nhịp đông vui. Sau giờ tan học, trường lại im lìm nghỉ ngơi, chỉ còn tiếng chim hót, tiếng lích rích của các loài chim. Em yêu mái trường của em với những tháng năm tuổi thơ êm dịu, đẹp đẽ. Những câu thơ của bạn Thảo Linh (tỉnh Bến Tre) đã đế lại trong em những ấn tượng đẹp về mái trường với những tháng năm tuổi học trò. “Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sợ phải sống trong muôn vàn tiếc nuối.”
Mai đây dù có xa, em vẫn không bao giờ quên mái trường thân yêu này.
See lesse chi mk cau nay vs dai luong ti le thuan nha v 1 m 7.8 m tren v
Đáp án: Do v tỉ lệ thuận với 1; m tỉ lệ thuận với 7,8 nên:$\frac{v}{m} = \frac{1}{{7,8}} = \frac{{10}}{{78}} = \frac{5}{{39}}$
Đáp án:
Do v tỉ lệ thuận với 1; m tỉ lệ thuận với 7,8
nên:$\frac{v}{m} = \frac{1}{{7,8}} = \frac{{10}}{{78}} = \frac{5}{{39}}$
Trên tia Ox lấy 2 điểm A,B sao cho OA=3cm Ob=9cm.gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB.tính OM
Đáp án: Giải thích các bước giải: Ta có OA+AB=OB mà OB = 9;OA=3 nên AB = 6 mà M là tđ của AB nên AM = 3cm Có OA+AM=OM nên OMRead more
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Ta có OA+AB=OB mà OB = 9;OA=3 nên AB = 6
mà M là tđ của AB nên AM = 3cm
Có OA+AM=OM nên OM =6cm
See lessmột nền nhà hình chữ nhật co kích thước 3,6m và 12m. người ta nhờ thợ xây dựng bằng một loại gạch hình vuông co cạnh 60cm . người ta tính được hao phí
Đáp án: 131 viên gạch Giải thích các bước giải: Diện tích của nền nhà là : 3,6. 12= 43,2 ${m^2}$ Đổi 60cm = 0,6 m => Diện tích 1 viên gạch hình vuông là: $0,6.0,6 = 0,36\left( {{m^2}} \right)$ NếuRead more
Đáp án: 131 viên gạch
Giải thích các bước giải:
Diện tích của nền nhà là : 3,6. 12= 43,2 ${m^2}$
Đổi 60cm = 0,6 m
=> Diện tích 1 viên gạch hình vuông là: $0,6.0,6 = 0,36\left( {{m^2}} \right)$
Nếu bỏ qua hao phí thì cần số viên gạch là:
$43,2:0,36 = 120$ (viên gạch)
Vì hao phí lát nền là 5% nên thực cần dùng 105% số gạch dự tính, thêm nữa cần có thêm 5 viên để dữ trữ nên thực cần tất cả số viên gạch là:
$120.105\% + 5 = 131$ viên gạch
See lessca dao tục ngữ về gia đình văn hóa giúp mik với
Giấy rách phải giữ lấy lề. Nghèo cho sạch rách cho thơm. Khôn ngoan đối (đá) đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chới hoài đá nhau. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lRead more