Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
hãy tưởng tượng sau khi chết an dương vương gặp mị châu .qua đó gửi thông điệp cho ng đời sau
Lòng ta quặn thắt khi nhìn thấy thi thể nàng, ta đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm chảy xuống biển. Ta một kẻ vô tâm đã không nhận ra tình yêu Mị Châu dành cho mình, ta một kẻ mù quRead more
Lòng ta quặn thắt khi nhìn thấy thi thể nàng, ta đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm chảy xuống biển. Ta một kẻ vô tâm đã không nhận ra tình yêu Mị Châu dành cho mình, ta một kẻ mù quáng vì quyền lực. Nàng chết rồi ta biết phải sống sao, cuộc đời ta biết sẽ đi về đâu khi thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của nàng. Ta ngã khụy, ôm xác nàng Mị Châu mà khóc. Ông trời đã trêu đùa tình yêu của ta và nàng quá rồi…
Ta vẫn còn nhớ ngày vua cha (Triệu Đà) thất bại thảm hại sau đợt tấn công với vua An Dương Vương nước Âu Lạc, khuôn mặt cha sa sầm, ánh mắt bừng bừng giận dữ. Âu Lạc vốn là vùng đất phía Nam đất nước ta, đó là nơi thiên nhiên, sản vật vô cùng phong phú, tốt tươi, thuận tiện giao thương buôn bán. Từ lâu vua cha ta đã muốn chiếm vùng đất đó. Nhưng quân đội Âu Lạc rất tài giỏi, vũ khí tối tân nên nhiều lần cha ta đem quân tấn công mà chỉ nhận về thất bại. Ta là con cả, nhưng cũng không biết làm gì hơn, chỉ biết động viên cha dưỡng sức, luyện tập quân đội chờ đến lần sau.
Sau mấy ngày, cha nguôi ngoai và bỗng gọi ta vào ngự phòng nói chuyện riêng. Cha yêu cầu ta hãy sang nước Âu Lạc lấy nàng Mị Châu và phải lấy cho bằng được bí mật của đất nước Âu Lạc về đây. Phận làm con lại là bề tôi, ta không thể nào làm trái ý cha. Ta nhận lời mà lòng đầy băn khoăn, bởi ta không biết nàng Mị Châu là ai, ta không yêu nàng sao có thể nên duyên, và liệu ta có thể làm tròn sứ mệnh mà vua cha giao cho.
Ngày ta và vua cha nhận được lời đồng ý kết duyên của vua An Dương Vương ta và cha vô cùng sung sướng. Ta luôn nghĩ rằng An Dương Vương không quên lòng dạ phương Bắc, luôn hòng chiếm phương Nam nên sẽ không bao giờ đồng ý. Nào ngờ… Vậy là ông trời đã giúp cha con ta một bước. Cha con ta nhanh chóng chuẩn bị lễ vật, cử hành hôn lễ và cũng là để sớm thực hiện âm mưu như đã trù tính trước đó.
Trước khi sang Âu Lạc ta đã tìm hiểu qua về nàng Mị Châu – vợ tương lai của ta. Nàng là người con gái xinh đẹp, hiền thục, nết na lại là con duy nhất của vua An Dương Vương nên rất được cưng chiều.
Ngày diễn ra hôn lễ, ai cũng vui mừng, nhất là vua cha ta, bởi kế hoạch của ông đã từng bước thành công. Còn ta lòng nặng trĩu ưu tư và lo lắng, sứ mệnh cao cả đó liệu ta có thể hoàn thành, và sau khi hoàn thành ta biết sẽ phải cư xử ra sao với nàng Mị Châu.
Sau lễ kết kết hôn ta chính thức trở thành con rể của nước Âu Lạc, theo phong tục nơi đây ta về sống cùng Mị Châu. Nàng là người con gái dịu dàng, nữ tính, trong sáng và vô cùng thơ ngây. Nàng yêu ta, chăm lo cho ta, điều này ta biết rõ, từng ánh mắt, từng lời nàng nói tràn đầy âu yếm và tin yêu. Ta luôn đáp lại nàng bằng sự hời hợt, ta lấy nàng là nhiệm vụ nên yêu nàng cũng chỉ là một công việc. Thực lòng ta chưa bao giờ yêu Mị Châu thật tâm. Chỉ vì lúc ấy ý nghĩ chiếm đoạt bảo vật của Âu Lạc quá lớn đã khiến đầu óc ta lu mờ, ta không ngờ rằng ta đã yêu nàng tự lúc nào không hay.
Rồi ngày ấy cũng đến, nhân cơ hội An Dương Vương ra ngoài đi săn, ta đã thủ thỉ tâm tình và xin Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Thoáng trên gương mặt nàng ta thấy có sự thay đổi, nàng nhìn thẳng mắt ta rồi vội quay đi ngay. Có lẽ nàng đã nhận ra chăng? Nhưng vì tình yêu với ta quá lớn, nên nàng đã mù quáng mà cho ta xem nỏ thần, mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch, ta đã đánh tráo được lẫy nỏ khác thay cho lẫy Rùa Vàng mà Mị Châu không hề hay biết. Xong việc ta nói dối với nàng về thăm cha:
– Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu.
Nàng thật thà đáp:
– Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lit hì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau.
Những lời nàng nói vẫn văng vẳng bên tai ta, ta độc ác quá, trong lúc đó ta chỉ cốt nghĩa sao cho diệt tận gốc cha con nàng, mà chẳng hề nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng bao lâu nay nàng nhọc công vun đắp.
Ta trở về lòng hả hê với chiến công mình lập. Vua cha ta đem quân sang đánh, An Dương Vương cậy có nỏ thần mà không phòng bị nên đã thất bại thảm hại, ông phải bỏ chạy cùng con gái. Trên đà chiến thắng, ta lần theo dấu lông ngỗng Mị Châu để lại làm dấu hòng bắt sống cha con An Dương Vương. Nhưng khi ta đến nơi chỉ còn lại những sợi lông ngỗng trắng thẫm máu người vợ, người con gái ta yêu. Vua An Dương Vương đã không còn ở đó nữa.
Ta ôm nàng vào lòng mà gào lớn: “Mị Châu… ta đã sai rồi. Là ta đã hại chết nàng, ….”. Ta gào khóc khản cổ cũng không còn thấy đâu giọng nói trọng trẻo, dịu dàng ấy nữa. Đôi bàn tay trắng trẻo mềm mại ngày ngày vẫn mang cơm, bưng nước, pha trà và vuốt ve âu yếm vào má ta nay không còn nữa. Ta nhớ da diết, nhớ đến thắt tim những cử chỉ nũng nịu của nàng. Giờ ta chỉ mong thấy nàng một lần nữa, thấy nụ cười duyên dáng, thấy đôi má hồng đào thì dù ta phải trả bất cứ giá nào ta cũng ưng thuận.
Ta đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, thì thật kì lạ xác nàng hóa thành ngọc thạch. Giành được Âu Lạc, ta là người có công lớn nhất, vua cha ban thưởng hậu hĩnh, nhưng ta chẳng màng đến, giờ tâm trí ta chỉ có mình nàng, người vợ bé nhỏ của ta. Ta sống thu mình khép kín, đêm đến hễ nhắm mắt là hình bóng nàng lại xuất hiện.
Không lâu sau đó, khi ta đi tắm ở giếng, nhìn xuống thấy bóng Mị Châu đưa tay với, ta vui mừng, vội vàng với theo nàng, ta đã phải chờ đợi biết bao lâu nay nàng mới xuất hiện, ta phải nắm lấy tay nàng trước khi nàng biến mất. Có những tiếng gọi ta từ xa, nhưng ta mặc kệ, ta phải theo Mị Châu và ta đã mãi mãi được ở bên nàng.
Qua câu chuyện này ta thấy được ba nhân vật với ba số phận khác nhau nhưng kết cục của họ giống nhau là đều đi đến cái chết (vua An Dương Vương dù là được rùa vàng rẽ nước xuống biển sâu, thì đó cũng là cái chết). Chỉ có Triệu Đà là người thắng lớn, chính là là kẻ đứng sau tất cả. Qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đem đến cho chúng ta bài học thiết thực : không được chủ quan, địch là con kiến cũng không được khinh thường sẽ chuốc lấy bại vong, trong cuộc sống nhất định phải yêu nhưng yêu là phải sáng suốt, yêu mù quáng như Mị Châu sẽ có ngày đưa vua cha đến đường cùng. Nhân dân ta đã cảm thông cho số phận của các nhân vật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, căm thù và phẫn nộ Triệu Đà tên lòng lang dạ sói, âm mưu và thủ đoạn thâm độc.
See lessTeaching english is a great example of a volunteer job that often ____ a career. A. Turns B. Leads up C. Turns into D. Leads
⇒ Teaching english is a great example of a volunteer job that often turns into a career. ⇒ C. turns into: trở thành
⇒ Teaching english is a great example of a volunteer job that often turns into a career.
⇒ C. turns into: trở thành
See lessGiải phương trình 4x-9=0
Đáp án: Giải thích các bước giải: <=> 4x = 9 <=> x= 9/4
Đáp án:
Giải thích các bước giải: <=> 4x = 9
<=> x= 9/4
Câu 1:Chia các từ sau đây thành 2 nhóm từ láy và từ ghép : đưa đón, xa xôi, cỏ cây, học hành, mặt mũi, chăm chỉ, tươi tốt, học giỏi, trắng trẻo, lung
Em tham khảo nhé: 1. - Từ ghép: đưa đón, cỏ cây, mặt mũi, tươi tốt, học giỏi, - Từ láy: xa xôi, học hành, chăm chỉ, trắng trẻo, lung linh. 2. a. Bỏ chữ "qua" => Bài thơ "Bạn đến chơi nhà " cho ta thấy tìnhRead more
Em tham khảo nhé:
1.
– Từ ghép: đưa đón, cỏ cây, mặt mũi, tươi tốt, học giỏi,
– Từ láy: xa xôi, học hành, chăm chỉ, trắng trẻo, lung linh.
2.
a. Bỏ chữ “qua”
=> Bài thơ “Bạn đến chơi nhà ” cho ta thấy tình bạn rất quan trọng.
b. Thay từ”để” bằng từ “vì”
=> Chim sâu rất có ích vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3.
a.
sâu (1): danh từ chỉ con sâu
sâu (2): tính từ chỉ độ sâu của vết nứt
b.
kiến (1): danh từ chỉ loài vật – con kiến
kiến (2): động từ chỉ hành động “bò” của con kiến
See lessEm hãy kể một chuyến đi về quê [ luyện nói kể chuyện ] bạn nào làm đúng và hay mình sẽ cho 5 sao ạ !
Em tham khảo dàn ý sau nhé: MB: - Giới thiệu chuyến về thăm quê của em ( Nhân dịp nào, địa điểm, thời gian, về cùng ai?...) TB: - Tâm trạng hôm trước khi về quê - Khung cảnh, tâm trạng trên đường về quê - Ở quê:Read more
Em tham khảo dàn ý sau nhé:
MB:
– Giới thiệu chuyến về thăm quê của em ( Nhân dịp nào, địa điểm, thời gian, về cùng ai?…)
TB:
– Tâm trạng hôm trước khi về quê
– Khung cảnh, tâm trạng trên đường về quê
– Ở quê:
+ Thăm ông bà, họ hàng
+ Đi chơi cùng những người bạn tuổi ấu thơ
– Kỉ niệm khi ở quê mà em nhớ nhất?
– Nêu cảm nghĩ của bản thân
KB
Bài viết tham khảo:
Từ ngày bố mẹ chuyển ra thành phố làm việc, tôi không còn được ở gần ông bà nữa. Nỗi nhớ ông bà, nhớ các bạn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Hè năm nay bố mẹ đưa tôi về thăm ông bà. Điều này làm tôi hạnh phúc vô cùng.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt…
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc… Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí… Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
Tuổi thơ ơi một ngày khôn lớn
Là cuộc đời tôi nhớ trong mơ
Quê hương ơi một lần nức nở
Là cả đời tôi viết vào thơ…
Mỗi lần khi nghe câu thơ trên tôi lại nhớ ông bà, nhớ quê hương. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để ông bà, bố mẹ vui lòng và tự hào về tôi
Cảm nghĩ của em về bài tĩnh dạ tứ
* Bạn tham khảo nha: I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhVí dụ:Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm vô cùng đạc sắc. những tác phẩm của ông đều mang một vẻ đẹp thanh khiết vRead more
* Bạn tham khảo nha:
I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ví dụ:
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm vô cùng đạc sắc. những tác phẩm của ông đều mang một vẻ đẹp thanh khiết và thanh tao. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông thể hiện tình yêu quê hương của một người con xa quê là bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
– Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ.
+ Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)
– Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
– Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
– Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
– Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
+ Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)
– Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
– Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
– Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
– Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.
III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ví dụ:
Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cho chúng ta thấy được cảnh đẹp huyền dịu, thơ mộng và rực rỡ của đêm trăng. Đồng thời bài thơ còn thể hiện tâm trạng nhớ quê da diết của tác giả khi sống xa quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
BẠN DỰA VÀO DÀN Ý ĐỂ VIẾT THÀNH MỘT BÀI VĂN NHÉ!
Chúc bạn học tốt!
See lessvận động thống nhất ý
là phong trào chính trị và xã hội kết hợp các nước khác nhau trong bán đảo Ý thành nước quân chủ Ý duy nhất trong thế kỷ 19. Mặc dù còn thiếu sự đồng thuận thời gian chính xRead more
là phong trào chính trị và xã hội kết hợp các nước khác nhau trong bán đảo Ý thành nước quân chủ Ý duy nhất trong thế kỷ 19. Mặc dù còn thiếu sự đồng thuận thời gian chính xác cho sự bắt đầu và kết thúc của thời kỳ này, nhiều học giả đồng ý rằng quá trình bắt đầu vào năm 1815 với Đại hội Vienna, chấm dứt sự cai trị của Napoleon, và kết thúc vào khoảng năm 1871 sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, khi Roma trở thành thủ đô của Ý
See lessĐời sống tinh thần … … … … … Ý nghĩa :
Đời sống tinh thần: - Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung. - Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình. - Tình cảm giữa nhữnRead more
Đời sống tinh thần:
– Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung.
– Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.
– Tình cảm giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc ngày càng gắn bó.
– Hình thành một số phong tục, tập quán: Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.
Ý nghĩa:
– Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.
See less
khi nào amino axit td làm mất màu ddbr
Đáp án: Giải thích các bước giải: Khi trong phân tử aminoaxit có liên kết bội kém bền nhé (ví dụ liên kết đôi hoặc ba) gắn với cacbon mạch hở
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Khi trong phân tử aminoaxit có liên kết bội kém bền nhé (ví dụ liên kết đôi hoặc ba) gắn với cacbon mạch hở
See lessViết 1 đoạn văn về 20/11 trong đoạn văn có từ đồng nghĩa , từ đồng âm , từ trái nghĩa . quan hệ từ (khoảng 15 dòng)
Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là một ngày kỷ niệm thường niên trong năm hướng đến tri ân những người làm trong ngành giáo dục, những người lái đò, xây dựng một nền giáo dục vững mạnhRead more
Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là một ngày kỷ niệm thường niên trong năm hướng đến tri ân những người làm trong ngành giáo dục, những người lái đò, xây dựng một nền giáo dục vững mạnh cho một quốc gia. Việt Nam là một đất nước ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Nho giáo (Trung Hoa), ngoài những truyền thống như trung quân ái quốc, yêu thương đồng loại thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng được các nhà Nho đề cao và thực hiện. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư/ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, hay “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, ông cha ta vẫn dạy con cháu nhữ vậy. Thành công của mỗi thế hệ học trò không thể nào không kể đến công lao của những dìu dắt, những người lái đò, hàng ngày hàng đêm, không tiếc công sức, cặm cụi trên giảng đường vì những thế hệ học sinh. Những người thầy, người cô thậm chí còn chấp nhận hy sinh những năm tháng thanh xuân tuổi trẻ của mình, dồn hết tâm huyết để nuôi dạy những thế hệ mầm măng tương lai, hoàn thành sự nghiệp vinh quang nhưng cũng đầy thử thách mang tên “trồng người”. Trên khắp dải đất chữ S, từ miền xuôi lên miền ngược, từ vùng núi lên đồng bằng, những người thầy vẫn không tiếc công sức truyền đạt tri thức cho những thế hệ học sinh thân yêu. Rồi mai đây, những thế hệ học trò ấy được trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng từ những người thầy kính yêu, có thể bay đi khắp muôn nơi để làm việc, cống hiến và xây dựng sự nghiệp của mình. Những thầy cô, là những người định hướng, dìu dắt, dạy dỗ, sửa chữa cho những thế hệ học sinh. Nói như vậy đủ để hiểu vai trò của thầy cô lớn đến mức nào. Giống như những mầm non cần được uốn thẳng, thầy cô chính là những người có vai trò quan trọng, uốn nắn các em học sinh, là những tấm gương dạy dỗ các em nên người và thành đạt. Hơn thế nữa, có những người thầy người cô còn đóng vai trò như những người cha, người mẹ, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em học sinh. Họ sẵn sàng lắng nghe những băn khoăn, khó khăn của các em học sinh thân yêu, luôn giang vòng tay che chở bao bọc, dẫu sao chỉ muốn học trò của mình khôn lớn, nên người. Vì ngày 20 tháng 11 chính là nhằm mục đích tôn vinh những người lái đò vĩ đại, cả đời hy sinh cho sự nghiệp giáo dục nên nó chính là ngày mà xã hội tôn vinh những con người mà ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ, những người dìu dắt vĩ đại. Hơn cả những người thầy, họ còn là những cống hiến cho đát nước và tổ quốc. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, việc họ ngày đêm cống hiến cho nền giáo dục chính là đang bảo tồn cái “nguyên khí” quý báu đó của quốc gia. Một quốc gia có nền giáo dục phát triển thì mới ko bị nghèo đói được.
See less