Tình thương chồng của vũ nương
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ – của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương “vừa trắng lại vừa tròn”. Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã “luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên “chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong… thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ – của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương “vừa trắng lại vừa tròn”. Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã “luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên “chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong… thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”
– Khi chồng ở nhà : Hiểu rõ tính chống hay ghen , đối với vợ lại phòng ngừa quá sức , Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép , cư xử dịu dàng , đúng mực nên vợ chồng chưa từng xảy ra bất hoà .
– Khi tiễn chàng Trường đi lính :
+ Nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng “ngày về mang theo được hai chữ bình yên” .
+ Nàng cảm thông và lo lắng trước những gian nan nguy hiểm mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trận “chỉ e việc quân khó liệu thế giặc khôn lường”
+ Bày tỏ sự khắc khoải , nhớ nhung da diết của mình : “ Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn rét , ….trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú”
– Những ngày tháng xa chồng :
+ Nhờ chồng da diết, khắc khoải , triền miên theo thời gian ( bướm lượn đầy vườn , mây che kín núi … )
+ Một mực thủy chung “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” đợi chờ ngày chồng trở về
+ Đêm đêm trỏ bóng mình trên vách nói với con đó là cha Đản `->` vơi đi nỗi nhớ chồng , thể hiện sự gắn bó của nàng với chồng như hình với bóng và khát khao sum họp gia đình .
– Khi bị nghi oan :
+ Nàng nhân nhục , cố hàn gắn tình cảm vợ chồng đang có nguy cơ tan vỡ ( lời thoại 1 )
+ Nàng đau đớn thất vọng khi bị đối xử bất công , khi hạnh phúc gia đình tan vỡ ( lời thoại 2 )
+ Lời độc thoại trước trời cao ở bến Hoàng Giang : lời thề ai oán và phẫn uất , quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự thủy chung của mình ( lời thoại 3 )
– Sống ở thuỷ cung : Nàng vẫn nặng tình với chàng Trường ( khi nghe Phan Lang kể về chồng con , ” nàng rơm rớm nước mắt ” luôn mong có ngày được trở về ) .