Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề ‘Lão Hạc là người hiền lành, nhân hậu và giàu lòng yêu thương’ . Trong đó có một câu cảm thán
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp diễn dịch với câu chủ đề ‘Lão Hạc là người hiền lành, nhân hậu và giàu lòng yêu thương’ . Trong đó có m
Share
EM THAM KHẢO NHÉ ❤
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Lão Hạc là người hiền lành, nhân hậu và giàu lòng yêu thương. Thật vậy, sự nhân hậu và hy sinh vô điều kiện của lão Hạc được nhà văn Nam Cao thể hiện rất thành công trong tác phẩm “Lão Hạc”. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy, lão là một người giàu lòng yêu thương và hy sinh cho con trai mình. Vì không đủ tiền cưới, con trai lão quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm cậu Vàng vì cậu Vàng là kỷ vật con trai lão để lại. Yêu thương cậu Vàng, đau đớn tột cùng khi phải bán cậu Vàng chính là vì lão yêu và thương con nhưng vẫn phải bán đi kỷ vật yêu quý đó. Cuộc sống khổ sở bế tắc nghèo đói của lão cứ kéo dài nhưng lão nhất định không chịu xâm phạm vào tiền để dành cho con trai lão khi trở về. Sau tất cả, vì tình yêu thương con, lão đã nhờ ông giáo sắp xếp ổn thỏa nhà cửa cho con trai và chọn cách tự tử một cách đau đớn để bảo toàn tài sản cho con. Tình yêu thương đó của lão Hạc là tình phụ tử thiêng liêng, cao quý, đáng để bạn đọc khâm phục. Thứ hai, lão là một người nhân hậu, hiền lành, nguyện chết để giữ nhân phẩm trong sạch. Cách lão chăm cậu Vàng cẩn thận như một người bạn tâm tình đã thể hiện lão giàu tình thương đến mức nào: cho Vàng ăn trong bát, tắm cho nó và trò chuyện với nó. Cho đến khi hoàn cảnh bắt buộc phải bán cậu Vàng đi, lão đã phải trăn trở và hỏi ý kiến ông giáo rất nhiều lần. Rồi khi phải bán cậu Vàng, lão đã đau đớn, khóc lóc đến chết đi sống lại. Thật đau đớn làm sao! Chi tiết nút thắt câu chuyện khi lão hỏi xin Binh Tư một ít bả chó đã làm bạn đọc cảm thấy xúc động. Lão đã dùng bả chó để tự tử, tự trừng phạt mình, để giữ tâm hồn được trong sạch.