Đề bài : Nếu 1 ngày em đứng trước toàn trường, đọc cảm nhận của về ngày 20/11 em sẽ viết như thế nào
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 dòng nêu cảm nhận của e về ngày 20/11 .
Đề bài : Nếu 1 ngày em đứng trước toàn trường, đọc cảm nhận của về ngày 20/11 em sẽ viết như thế nào Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 dòng nêu cảm nhận
Share
℘ɧáζƘiᵰђ④⑨
.
Ngày 20-11 là ngày quan trọng đối với đất nước và cũng là ngày quan trọng đối với em . Đối với em Thầy cô là người cha , người mẹ thứ 2 của mình , là người góp phần giúp em nên người , giúp em chấp cánh ước mơ, khát khao cho chúng em thành đạt. VÌ vậy chún em cần phải cố gắng học tập để xứng với công ơn trời biển đó.Kính thưa thầy hôm nay là ngày 20-11 là ngày nhà giáo việt nam , nó là ngày tri ân thầy cô của mình và hôm nay em cũng muốn nói lên những lời này : “Từ những ngày đầu tiên chập chững tới trường với những mẫu tự a,b,c … với những điều đơn giản nhất về cách cư xử với ông, bà, cha mẹ cho phải đạo cháu con, đến những bài học vỡ lòng về tự nhiên, về xã hội, về thế giới quanh mình nó là những kỉ niệm ấm áp mà em muốn giữ trong mình “.và lời cuối cùng là em chúc thầy cô khỏe mạnh sông lâu để góp phần tạo nên những thiên tài cho đất nước .
.
.
#Bài làm hơi sơ sài , mong bạn nhận.#NOCOPPY#
Cho mình ctlhn nhé !
Chúc bạn học tốt ! 💯💯❤❤
Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, là một ngày kỷ niệm thường niên trong năm hướng đến tri ân những người làm trong ngành giáo dục, những người lái đò, xây dựng một nền giáo dục vững mạnh cho một quốc gia. Việt Nam là một đất nước ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Nho giáo ( Trung Hoa ), ngoài những truyền thống như trung quân ái quốc, yêu thương đồng loại thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng được các nhà Nho đề cao và thực hiện. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư/ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, hay “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, ông cha ta vẫn dạy con cháu nhữ vậy. Thành công của mỗi thế hệ học trò không thể nào không kể đến công lao của những dìu dắt, những người lái đò, hàng ngày hàng đêm, không tiếc công sức, cặm cụi trên giảng đường vì những thế hệ học sinh. Những người thầy, người cô thậm chí còn chấp nhận hy sinh những năm tháng thanh xuân tuổi trẻ của mình, dồn hết tâm huyết để nuôi dạy những thế hệ mầm măng tương lai, hoàn thành sự nghiệp vinh quang nhưng cũng đầy thử thách mang tên “trồng người”. Trên khắp dải đất chữ S, từ miền xuôi lên miền ngược, từ vùng núi lên đồng bằng, những người thầy vẫn không tiếc công sức truyền đạt tri thức cho những thế hệ học sinh thân yêu. Rồi mai đây, những thế hệ học trò ấy được trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng từ những người thầy kính yêu, có thể bay đi khắp muôn nơi để làm việc, cống hiến và xây dựng sự nghiệp của mình. Những thầy cô, là những người định hướng, dìu dắt, dạy dỗ, sửa chữa cho những thế hệ học sinh. Nói như vậy đủ để hiểu vai trò của thầy cô lớn đến mức nào. Giống như những mầm non cần được uốn thẳng, thầy cô chính là những người có vai trò quan trọng, uốn nắn các em học sinh, là những tấm gương dạy dỗ các em nên người và thành đạt. Hơn thế nữa, có những người thầy người cô còn đóng vai trò như những người cha, người mẹ, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em học sinh. Họ sẵn sàng lắng nghe những băn khoăn, khó khăn của các em học sinh thân yêu, luôn giang vòng tay che chở bao bọc, dẫu sao chỉ muốn học trò của mình khôn lớn, nên người. Ngày 20 tháng 11 chính là nhằm mục đích tôn vinh những người lái đò vĩ đại, cả đời hy sinh cho sự nghiệp giáo dục. Đây chính là ngày mà xã hội tôn vinh những con người mà ảnh hưởng đến các thế hệ trẻ, những người dìu dắt vĩ đại. Hơn cả những người thầy, họ còn là những cống hiến cho đát nước và tổ quốc. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, việc họ ngày đêm cống hiến cho nền giáo dục chính là đang bảo tồn cái “nguyên khí” quý báu đó của quốc gia. Một quốc gia có nền giáo dục phát triển thì mới hưng thịnh được.