Nếu những cống hiến của Nensonmanela trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Nếu những cống hiến của Nensonmanela trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Hãy giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, và rắc rối của bạn sẽ biến mất.
Nelson Mandela – nhà chính trị vĩ đại với câu nói “đấu tranh là cuộc sống của tôi” đã trở thành biểu tượng của tự do và bình đẳng.
Ông vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc. Ông còn bất tử bởi đã xây dựng những nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.
Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc Thembu nói tiếng Xhosa tại một ngôi làng nhỏ ở Mũi Đông của Nam Phi.
Nelson Mandela đã theo học tại nhiều trường đại học ở Nam Phi, nơi ông là sinh viên các ngành chính trị học, nhân chủng học và luật học, đồng thời tham gia các hoạt động chính trị.
Trong thời kỳ này, ông nghiên cứu chủ nghĩa Mác -Lênin và gia nhập đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), trở thành thành viên sáng lập của Liên đoàn Thanh niên trực thuộc ANC.
Sau khi phái dân tộc chủ nghĩa Afrikaner trong đảng Dân tộc lên nắm quyền vào năm 1948 và bắt đầu thực hiện chính sách Apartheid, ông đã nổi lên như một nhà hoạt động chính trị kiệt xuất của ANC và được bầu làm Chủ tịch Đảng bộ tỉnh Transvaal lúc bấy giờ.
Ông đã trở thành lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh giải cứu đất nước Nam Phi khỏi chia rẽ, áp bức và kỳ thị bằng nhiều phương pháp, những chủ yếu là bất bạo động.
Là mối đe dọa lớn nhất của chính quyền da trắng, Mandela đã trải qua nhiều năm tháng trong nhà tù, trong đó có 27 năm bất khuất trong ngục tù trên đảo Robben. Ngày 11/12/1990, khi Mandela bước ra khỏi nhà tù, một tương lai tưới sáng đã đến với dân tộc Nam Phi.
Ông tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid mạnh mẽ hơn. Ngày 17/6/1991, Quốc hội Nam Phi đã phê chuẩn đạo luật hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Điều này đồng nghĩa với việc chủ nghĩa Apartheid kéo dài hơn một thế kỉ ở Nam Phi bị cáo chung.
Tháng 7/1991, Nelson Mandela được bầu làm Chủ tịch Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và ngày 10/5/1994, sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử dân chủ không phân biệt bầu da đầu tiên ở Nam Phi, ông đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của đất nước cầu vồng.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Nam Phi từng bước phá bỏ tàn tích của thành trì nạn phân biệt chủng tộc, đi vào con đường xây dựng nền dân chủ, vì quyền con người. Ông đi vào lịch sử nhân loại như một biểu tượng kiệt xuất cho sự tự do, hòa giải và tha thứ.
Trên chính trường quốc tế, Mandela được tôn vinh như một người anh hùng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chống phân biệt chủng tộc. Còn ở trong nước, ông được gọi một cách trìu mến là “Người cha của dân tộc”.
Không lợi dụng công lao và ảnh hưởng quá lớn của mình, ông làm Tổng thống trong đúng một nhiệm kỳ và rời chính trường vào năm 1999 để trao quyền chọn người kế nhiệm vào tay cử tri, đặt nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.
cậu lọc bớt ra cx đc
Cống hiến: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la – lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.