[TẤM CÁM] Phân tích mô típ ‘cái duy nhất’ trong truyện ?
Tấm Cám thuộc kiểu truyện về nhân vật người con riêng rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thần kì trên thế giới. Trong thế giới nhân vật cổ tích thì nhân vật người con riêng, người em út, người mồ côi là những nhân vật trung tâm mà sự xuất hiện gắn liền với sự nảy sinh chế độ tư hữu và gia đình cá thể. Xã hội phong kiến phụ quyền với quan niệm “quyền huynh thế phụ” ưu tiên quyền thừa kế tài sản cho người anh cả, người con chung. Những người em út, người con riêng, người mồ côi trở thành đối tượng chịu nhiều thua thiệt, bất hạnh nhất. Mâu thuẫn, bất công trong xã hội có giai cấp được phản ánh rõ nét trong phạm vi gia đình. Theo GS. Đinh Gia Khánh, kiểu truyện Tấm Cám của dân tộc Việt và các dân tộc trên thế giới đều chứa đựng ít nhất hai chủ đề : Chủ đề thứ nhất là mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng; chủ đề thứ hai là tác dụng của báu vật giúp người hiền tìm ra hạnh phúc. Truyền thuyết mang đậm đặc điểm dân tộc còn truyện cổ tích mang tính quốc tế rõ nét. Nhân vật truyền thuyết do lịch sử tạo ra còn nhân vật truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhân dân để thực hiện chức năng điều hoà xung đột xã hội trong mơ ước. Chính vì thế nhân vật và các chi tiết nghệ thuật mang tính lặp lại, nhân vật được xây dựng trở thành những kiểu mẫu quen thuộc.
Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác. Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện; Cám và mẹ Cám đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, chỉ mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thi lười biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng. Kẻ xấu tìm hết cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên, chống lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện.
Tấm Cám thuộc kiểu truyện về nhân vật người con riêng rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích thần kì trên thế giới. Trong thế giới nhân vật cổ tích thì nhân vật người con riêng, người em út, người mồ côi là những nhân vật trung tâm mà sự xuất hiện gắn liền với sự nảy sinh chế độ tư hữu và gia đình cá thể. Xã hội phong kiến phụ quyền với quan niệm “quyền huynh thế phụ” ưu tiên quyền thừa kế tài sản cho người anh cả, người con chung. Những người em út, người con riêng, người mồ côi trở thành đối tượng chịu nhiều thua thiệt, bất hạnh nhất. Mâu thuẫn, bất công trong xã hội có giai cấp được phản ánh rõ nét trong phạm vi gia đình. Theo GS. Đinh Gia Khánh, kiểu truyện Tấm Cám của dân tộc Việt và các dân tộc trên thế giới đều chứa đựng ít nhất hai chủ đề : Chủ đề thứ nhất là mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng; chủ đề thứ hai là tác dụng của báu vật giúp người hiền tìm ra hạnh phúc. Truyền thuyết mang đậm đặc điểm dân tộc còn truyện cổ tích mang tính quốc tế rõ nét. Nhân vật truyền thuyết do lịch sử tạo ra còn nhân vật truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhân dân để thực hiện chức năng điều hoà xung đột xã hội trong mơ ước. Chính vì thế nhân vật và các chi tiết nghệ thuật mang tính lặp lại, nhân vật được xây dựng trở thành những kiểu mẫu quen thuộc.