tìm câu thơ nói về thái độ của nhân vật trữ tình dành cho trăng. Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu thơ ấy ? từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của nhân vật trữ tình? (văn bản ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy, ) giải dùm mình cái
tìm câu thơ nói về thái độ của nhân vật trữ tình dành cho trăng. Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu thơ ấy ? từ đó, em có nhận xét gì về th
Share
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Câu thơ nói về thái độ của nhân vật dành cho trăng :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng.
Nghệ thuật hoán dụ ” mặt” được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc rưng rưng, nghẹn nghào của người lính khi đối diện với vầng trăng năm xưa. Khoảng khắc mặt người đối diện với mặt trăng là lúc con người nhìn một cách trực diện nhất vào vầng trăng của quá khứ nghĩa tình, nhìn để nhận ra vầng trăng thủy chung của năm đó và sự bội bạc của chính mình. Lúc ấy, trong lòng người lính trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, khiến cho ta cảm tưởng gần như nước mắt sắp chảy ra. Phải chăng đó là giọt nước mặt của sự ăn năn, hối hận vì sự vô tâm, quên lãng quá khứ của nhân vật chữ tình. Tuy là sự ân hận muộn màng nhưng lại đáng trân trọng để con người nhận ra lỗi lầm và tìm cách sửa đổi.