Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:” Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trắng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:” Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trắng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Share
Em tha khảo câu trả lời dưới đây nhé:
Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh đã vẽ nên bức tranh Việt Bắc đêm khuya thật nên thơ, trữ tình. Âm thanh tiếng suối trong văng vẳng từ xa vọng khiến nhà thơ cứ ngỡ tiếng hát của ai đó đâu đây. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh thật đặc sắc. Người so sánh tiếng suối với tiếng hát của con người điều ấy khiến cho tiếng suối rừng nơi vùng đất Việt Bắc hoang vu lạnh lẽo trở nên gần gũi, thân thuộc với con người. Tuy sống giữa thiên nhiên nhưng Bác luôn cảm thấy như đang được sống với con người. Câu thơ thứ hai Bác Hồ tiếp tục tả cảnh thiên nhiên. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối. Có nét đậm của cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có nét thanh mảnh huyền ảo của bóng lá, ánh trăng. Điệp từ “lồng” khiến ta cứ ngỡ trăng, cây cổ thụ và hoahoaf vào làm một, nâng đỡ nhau tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ. Qua hai câu thơ ta thấy Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng nên một bức tranh lung linh sống động.
*Bạn tham khảo nha*
Thiên nhiên vốn là thứ đẹp nhất trên trần gian này, thiên nhiên cành lung linh, huyền ảo thì bức trang tô lên cũng đậm đà theo. Qua hai câu thơ của bài Cảnh Khuya do Bác Hồ là tác giả, Bác đã miêu tả được cảnh thiên nhiên vào buổi đêm rất huyền ảo, mơ hồ.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cỏ thụ bóng lồng hoa.”
Hai câu thơ trên đã tô lên bức tranh một không gian êm dịu hòa quyện với tiếng hát từ xa. Mọi vật trong thiên nhiên xen kẻ vào nhau làm cho bầu không gian trở nên ấm áp, nhiều sự vật xung quanh và không hẻo lánh. Qua hai câu thơ này, thể hiện Bác Hồ có tâm hồn của một người thi sĩ, ngâm khúc giữa ánh trời đêm yên tĩnh đầy lo lắng.